Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 9: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí theo Công văn 5512

Giáo án Văn 9 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

VnDoc xin giới thiệu Giáo án Văn 9: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí theo Công văn 5512 được biên soạn chi tiết cùng nội dung trình bày khoa học. Giáo án điện tử ngữ văn 9 này được cung cấp nhằm giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được kĩ năng nhận diện và viết một văn bản nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí, kiểu bài nghị luận xã hội: nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 21 - Tiết. Làm văn.

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1/ Kiến thức:

- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.

2/ Phẩm chất:

-Tự giác học tập tìm hiểu những vấn đề về tư tưởng đạo lý để làm bài nghị luận hiệu quả cao.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận về tư tưởng đạo lí: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL …

+ Đọc mở rộng VB thuộc kiểu bài NL về tư tưởng, đạo lí xác định: vấn đề NL, hệ thống luận điểm, PPLL chủ yếu … xã hội.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, tài liệu,phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Nhiệm vụ: HS theo dõi và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Đê 1: Suy nghĩ về hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương em.

Đề 2: Tác hại của tệ nạn xã hội.

Đề 3: Bàn về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay.

Đề 4: Suy nghĩ về lòng biết ơn.

? Em hãy cho biết các đề trên đề nào thuộc kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?

- Dự kiến TL:

+ Đề 1,2,3: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

+ Đề 4: ?

? Đặc điểm bài văn nghị luận về một sự việc đời sống?

- Dự kiến TL: Bàn về sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày của con người.

* GV chốt lại và dẫn dắt vào bài: Đề 4 có phải là dạng bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống không? Bài học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu để có được câu trả lời.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

THẢO LUẬN NHÓM (3p)

a. Cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b. Văn bản trên chia làm mấy phần, chỉ ra nội dung từng phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Dự kiến TL:

a. Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.

b. Chia làm ba phần:

+ Phần mở bài (đoạn 1): đặt vấn đề tri thức là sức mạnh

+ Phần thân bài (đoạn văn 2,3): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.

+ Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những người không biết quý trọng tri và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

Þ Mối quan hệ giữa các thành phần là chặt chẽ, cụ thể:

- Phần mở bài: nêu vấn đề

- Phần thân bài: Lập luận chứng minh vấn đề

- Phần kết bài: Mở rộng vấn đề để bàn luận

- 2 HS phản biện.

- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV chốt kiến thức

HĐ cá nhân

?Chỉ ra các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

HS hoạt động cá nhân => trình bày kết quả.

Dự kiến TL:

* Các câu mang luận điểm trong bài:

- 2 câu đầu tiên của đoạn mở bài

- Câu đầu tiên của đoạn thứ 2: đúng là tri thức là sức mạnh.

- 2 câu kết của đoạn 2

- câu mở đoạn 3

- câu mở đoạn 4 và câu kết đoạn 4

Cụ thể:

Nhà khoa học... sức mạnh.

Sau này Lê Nin... được sức mạnh.

Tri thức đúng là sức mạnh.

Rõ ràng người có... làm nổi.

Tri thức ... cách mạng.

Tri thức... quý trọng tri thức.

Họ không ... trên mọi lĩnh vực.

Þ Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. Nói cách khác, người viết muốn tô đậm, nhấn mạnh hai ý:

- Tri thức là sức mạnh

- Vai trò to lớn của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống.

HĐ cá nhân

? Văn bản trên đã sử dụng phép lập luận chính nào? Cách lập luận có thuyết phục không?

Dự kiến TL:

- Phép lập luận chứng minh là chủ yếu.

- Thuyết phục mọi người bởi đẫn chứng rõ ràng, cụ thể

GV chốt: Với phép lập luận chứng minh này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và vai trò người trí thức đối với sự phát triển, tiến bộ của xã hội, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức dùng sai mục đích. Vì vậy, nó mang tầm vóc là một vấn đề tư tưởng đạo lí của cả xã hội.

HĐ cặp đôi

? Qua đây em hiểu thế nào là bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí ? Theo em muốn làm nổi bật một vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách nào? Về hình thức đảm bảo yêu cầu gì?

HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả.

* Dự kiến TL:

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.

- Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích.

? Về hình thức bài viết phải đảm bảo yêu cầu gì?

- Có bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn rõ ràng, lời văn chính xác, sinh động.

I- Tìm hiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

1. Ví dụ: văn bản: ‘Tri thức là sức mạnh”.

2. Nhận xét

- Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội..

- Mở bài: nêu vấn đề.

- Thân bài: lập luận, chứng minh vấn đề.

- Kết bài: mở rộng bàn luận vấn đề.

*Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.

- Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích.

- - Có bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn rõ ràng, lời văn chính xác, sinh động.

3. Ghi nhớ:

II. Luyện tập:

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm