Giáo án Văn 9: Tổng kết văn học theo Công văn 5512
Giáo án Văn 9 Tổng kết văn học
Giáo án Văn 9: Tổng kết văn học theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Tổng hợp giáo án Văn 9 theo Công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Tuần 34: Bài:
Tiết 1: TỔNG KẾT VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.
2. Năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, khái quát, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU | - Dạy học hợp tác | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | - Dạy học dự án: T - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kỹ thuật “khăn trải bàn” - Kỹ thuật “bản đồ tư duy” |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật công đoạn |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung (ghi bảng) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút) 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu chung về Vh dân tộc 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động nhóm: Kể tên những VB thuộc Vh dân gian mà em biết, sắp xếp theo mẫu: - Thi: Ai nhanh hơn
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày phiếu học tập… 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: Kể tên những VB thuộc Vh dân gian mà em biết, sắp xếp theo mẫu: -Thi: Ai nhanh hơn
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: HS hệ thống dược các VB dân gian theo thể loại, tránh nhầm lẫn với VH hiện đại - Giáo viên yêu cầu… - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh trong nhóm ghi vào phiếu học tập - Giáo viên quan sát - Dự kiến sản phẩm… *Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học … ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học… HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam (10 phút) HĐ 1: Các bộ phận hợp thành nền VH Việt Nam 1. Mục tiêu: - HS bước đầu nắm được diện mạo của VH VN gồm hai bộ phận: VH dân gian và VH viết 2. Phương thức thực hiện: * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà. * Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. …. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: thảo luận nhóm câu hỏi 1. VHVN được cấu tạo gồm các bộ phận nào 2. Nêu đặc điểm cơ bản của từng bộ phận VH - Học sinh tiếp nhận… 3. Lấy ví dụ một vài VB minh họa cho từng bộ phận Vh *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thảo luận nhóm - Giáo viên quan sát điều chỉnh… - Dự kiến sản phẩm: 1. VH dân gian: Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian - Là sản phẩm của ND được lưu truyền bằng miệng. - Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của ND là kho tàng cho VH viết khai thác, phát triển. - Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi VH viết đã ra đời. - Về thể loại: Phong phú: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, vè, truyện thơ, chèo, tuồng đồ, ca dao-dân ca. 2. VH viết: - Xuất hiện từ TK X – hết TK XIX - Bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ. + Ví dụ: Nam quốc Sơn Hà (chữ Hán) + Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm). - Các TP chữ Hán: chứa chan tinh thần dân tộc, cốt cách của người VN. - Các TP chữ Nôm: Phát triển phong phú kết tinh thành tựu nghệ thuật và giá trị tư tưởng. - Các TP chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối TK XIX. *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: II/ Tiến trình lịch sử VHVN (10p) 1. Mục tiêu: HS nắm được một cách khái quát tiến trình lịch sử VH VN 2. Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS tự đánh giá nhận xét lẫn nhau 5. Tiến trình hoạt động: | A. Nhìn chung về nền VH Việt Nam I)Các bộ phận hợp thành nền VH Việt Nam. VHVN được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, VH viết. a)Văn học dân gian: b)Văn học viết II/ Tiến trình lịch sử VHVN * VHVN phát triển trong sự gắn bó mật thiết với LS dân tộc. * VHVN phát triển qua 3 thời kì lớn: - Từ đầu TK X ®Cuối TK XIX - Từ TK XX ®1945 - Từ sau CMT8/1945 ® nay. Thời kì thứ ba chia làm 2 giai đoạn + Giai đoạn 1945®1975 + Từ sau 1975® nay. III/ Mấy nét đặc sắc nổi bật của VH VN 1)Về nội dung tư tưởng - Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt. - Tinh thần nhân đạo. - Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan. 2)Về nghệ thuật: - Vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, cô động, hàm súc ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi. - Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều. - Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn. * Ghi nhớ |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Đề kiểm tra tổng hợp cuối năm môn Ngữ Văn theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc