Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 9: Tổng kết phần tập làm văn theo Công văn 5512

Giáo án Văn Tổng kết phần tập làm văn

Giáo án Văn 9: Tổng kết phần tập làm văn theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 31- Tiết -Tập làm văn

TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.

- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.

- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch bài học; các kiểu VB, các phương thức biểu đạt ở lớp 6; ngữ liệu minh hoạ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Các yêu cầu chuẩn bị cho tiết tổng kết TLV đã nêu.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

.....

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”

- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật công đoạn

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích trí nhớ của HS về tên các kiểu văn bản(tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv nêu nhiệm vụ: Em hãy kể tên các kiểu văn bản mà em đã được học từ lớp 6 đến lớp 9

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh trao đổi, thảo luận với bạn tìm câu trả lời

- Giáo viên q/s, theo dõi, đôn đốc hs

- Dự kiến sản phẩm:

Các kiểu văn bản đã học: Văn bản tự sự; Văn bản miêu tả; Văn bản biểu cảm; Văn bản thuyết minh; Văn bản nghị luận; Văn bản điều hành (hành chính, công vụ)

*Báo cáo kết quả

Đại diện các nhóm Hs b/cáo kq> GV và Hs khác lắng nghe

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS:

1. Mục tiêu: Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm…

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày ra giấy

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Kể tên các kiểu văn bản đã học (Văn bản tự sự; Văn bản miêu tả; Văn bản biểu cảm; Văn bản thuyết minh; Văn bản nghị luận; Văn bản điều hành (hành chính, công vụ))

? Thảo luận nhóm: 6 nhóm tương ứng với 6 kiểu vb: Mỗi nhóm nêu đặc điểm của phương thức biểu đạt của các loại văn bản của nhóm mình?

- Học sinh tiếp nhận y/c

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận tìm ra câu trả lời

- Giáo viên q/s, hỗ trợ Hs làm việc

- Dự kiến sản phẩm:

Tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cuộc với mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ thái độ.

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS:

1. Tên các kiểu văn bản đã học

- Văn bản tự sự

- Văn bản miêu tả

- Văn bản biểu cảm

- Văn bản thuyết minh

- Văn bản nghị luận

- Văn bản điều hành (hành chính, công vụ)

2. Sự khác nhau của các văn bản trên

- Tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cuộc với mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ thái độ.

- Miêu tả tái hiện tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.

- Thuyết minh trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng để giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đủng đắn đối với chúng.

- Nghị luận: Trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Văn bản điều hành: Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân tập thể đối với cơ quan quản lý hoặc ngược lại bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Tổng kết văn học theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm