Giáo án Văn 9: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo Công văn 5512

Giáo án Văn 9 Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Văn 9: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm đăng tải có nội dung chi tiết, sắp xếp và phân bổ lượng kiến thức hợp lý nhằm giúp các em học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học cũng như cảm thấy hứng thú với buổi học hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

TUẦN 28: TIẾT 140: LUYỆN NÓI:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể

2. Thái độ:

- Xúc động, yêu quý, trân trọng cảm xúc về tác phẩm thơ.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lự giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Viết:Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Nói nghe: Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về đoạn thơ, bài thơ. Lắng nghe sự chia sẻ ý kiến của các bạn và GV, học tập các bạn để rèn luyện kĩ năng nói tốt hơn.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị một số đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động thầy - trò

Nội dung kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS hiểu được nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi

- Dự kiến sản phẩm:

+ Tìm hiểu đề, tìm ý

+ Lập dàn bài

+ Viết bài

+ Đọc lại bài viết và sửa chữa

GV: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành luyện nói về một đoạn thơ,

bài thơ

B. Hoạt động hình thành kiến thức, Luyện tập

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề cụ thể.

* Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để luyện nói

* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.

* Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm lớn

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bằng kỹ thuật khăn phủ bàn (7 phút)

? Vấn đề cần nghị luận?

? Phần MB cần nêu được các ý nào?

? Thân bài em sẽ triển khai các ý nào?

? Phần kết bài làm nhiệm vụ gì?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cả nhóm, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm “Bếp lửa” - Bằng Việt

- Tình cảm bà cháu thiêng liêng.

Thân bài:

- Tái hiện hình ảnh bếp lửa thời thơ ấu.

+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi tả: “ chờn vờn”, “ấp ủ”.

- Kỉ niệm năm lên 4 tuổi: 1 kỉ niệm buồn nhưng thấm đẫm tình cảm bà cháu nên nó có sức sống mãnh liệt trong tâm hồn cháu.

+ Cách sử dụng từ gợi cảm “đói mòn”

- Kỉ niệm về tiếng chim tu hú một kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa.

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước, từ ngọn lửa đến bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin:

+ Năm giặc đốt làng

+ Sự đùm bọc yêu thương của hàng xóm

+ Lời dạy bảo của bà

- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó người bà là người nhen lửa vừa là người giữ ngọn lửa.

I) Đề bài

Suy nghĩ về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.

Tìm hiểu đề

- Thể loại nghị luận về một bài thơ

- Nội dung: tình cảm bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa”

II) Luyện nói

1. Trình bày dàn ý: SGK

A. Mở bài:

B. Thân bài

- Tái hiện hình ảnh bếp lửa thời thơ ấu.

- Kỉ niệm năm lên 4 tuổi

- Kỉ niệm về tiếng chim tu hú

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước….

- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước

C. Kết bài:

2. Trình bày phần mở bài và thân bài

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Những ngôi sao xa xôi theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Đánh giá bài viết
1 966
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm