Giáo án Văn 9: Biên bản theo Công văn 5512
Giáo án Văn 9 Biên bản
Giáo án Văn 9: Biên bản theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm đăng tải có nội dung chi tiết, sắp xếp và phân bổ lượng kiến thức hợp lý nhằm giúp các em học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học cũng như cảm thấy hứng thú với buổi học hơn.
- Tổng hợp giáo án Văn 9 theo Công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Tuần 29
Bài 28- Tiết 145- Tập làm văn
BIÊN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống
2. Phẩm chất:
- Trung thực, khách quan khi tạo lập biên bản.
- Trách nhiệm, tự giác trong học tập đặc biệt khi tạo lập biên bản.
3/ Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Đọc hiểu một biên bản: nhận ra đặc điểm, bố cục của biên bản và những lưu ý khi tạo lập BB.
+ Viết: thực hành viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên- học sinh | Nội dung | |||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Khơi dậy ở HS những cảm xúc, cách viết biên bản, dẫn vào bài. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ Chiếu clip hs vi phạm giao thông ? Clip nói về vấn đề gì? HS vi phạn giao thông ? Những trường hợp vi phạm như vậy thì CSGT sẽ làm gì. Lập biên bản xử phạt. ? Tại sao không xử phạt ngay mà lại lập biên bản *Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi, trả lời miệng. 3. Dự kiến sản phẩm: - BB là chứng cứ chứng minh cho những sự việc thực tế đã xảy ra, dùng đó làm cơ sở đưa ra những kết luận để xử lí *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Vậy biên bản là gì, cách tạo lập biên bản như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay. | ||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đặc điểm của biên bản * Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm của biên bản. * Nhiệm vụ: Học sinh đọc yêu cầu, làm bài. * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm lớn. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN (5 phút) ? Đọc 2 văn bản 1. Mỗi văn bản trên ghi chép lại sự việc gì. 2. Sự việc được ghi chép ở thời điểm nào 3. Yêu cầu về nội dung và hình thức 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm… 1. VB1: Ghi chép lại nội dung và tiến trình buổi sinh hoạt chi đội VB2: Ghi chép sự việc trả lại giấy tờ…cho chủ sở hữu.. 2. VB1: Sự việc đang xảy ra VB2: ………vừa xảy ra 3. Nội dung: đầy đủ, trung thực cụ thể chính xác Hình thức: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Câu hỏi cặp đôi: ? Từ kết quả thảo luận nhóm của các nhóm, em hãy cho biết 2 văn bản trên nhằm mục đích gì. Hãy khái quát những yêu cầu chính về nội dung và hình thức của 2 văn bản trên? - Ghi chép lại sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. + Nội dung: Trung thực, chính xác, đầy đủ. + Hình thức: Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ. => HS trả lời- GV ghi bảng GV: Loại văn bản mang đặc điểm như trên người ta gọi là biên bản. Vậy biên bản là gì? - Là loiaj văn bản ghi chép lại một cách trung thức, chính xác, đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. ? Để đảm bảo tính chính xác, người viết biên bản cần lưu ý điểm gì. - Người viết cần trung thực khách quan GV: Các em ạ! Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Để đảm bảo vai trò cung cấp thông tin người viết cần phải hết sức trung thực, khách quan. Gv có thể tổ chức cho HS thi? Kể tên các biên bản thường gặp. Chuyển: Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau. Đó có thể là biên bản ghi lại một sự kiện cũng có thể là biên bản ghi lại một hành vi….
? Hãy sắp xếp các BB mà các em vừa tìm được vào 2 loại BB cho phù hợp => Chốt có 2 loại biên bản Hoạt động 2: Cách viết biên bản * Mục tiêu: HS biết viết biên bản thông dụng * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK- trả lời câu hỏi * Phương thức thực hiện: hoạt động cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc lại BB ở mục I Câu hỏi cặp đôi: 1. Biên bản gồm mấy phần? Giới hạn từng phần? 2. Mỗi phần gồm những mục nào? 3. Thể thức trình bày của mỗi phần 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm… - Dự kiến trả lời 1. - Gồm 3 phần: + Mở đầu + Nội dung + Kết thúc 2. a. Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với BB sự vụ hành chính) - Tên văn bản (viết in hoa). - Thời gian, địa điểm - Thành phần tham gia và chức trách của từng người. b. Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc c. Phần kết thúc: - Thời gian kết thúc - Họ tên và chữ kí các thành viên tham gia 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày, các em khác lắng nghe và nhận xét. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ? Tại sao phần nội dung lại phải ghi chính xác và cụ thể. - Dùng làm chứng cứ ? Chữ kí có giá trị gì. - Thể hiện tư cách pháp nhân ? Không biết chữ thì làm thế nào - Điểm chỉ GV lưu ý thể thức trình bày + Quốc hiệu: Viết giữa dòng, cân đối trên trang giấy với 2 bên lề. Độc lập- Tự do- Hạnh phúc: Mỗi từ cách nhau dấu gạch ngang và viết hoa chữ cái đầu. + Tên biên bản: Viết in và cách quốc hiệu từ 1- 2 dòng, cân đối. + Các mục trên trang giấy: Trình bày khoa học các mục cần thẳng hàng . + Các kết quả: Trình bày bằng số liệu chình xác, khách quan. + Cách trình bày họ tên và chữ kí của người có liên quan. Ghi rõ họ và tên HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần I để làm bài tập. * Nhiệm vụ: HS đọc sgk và làm bài tập * Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Đọc bài tập 1 sgk/ 126 và làm bài tập | I. Đặc điểm của biên bản - Mục đích: Ghi chép lại sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. - Yêu cầu: + Nội dung: Trung thực, chính xác, đầy đủ. + Hình thức: Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ. - Có 2 loại BB: BB hội nghị, BB sự vụ 3. Ghi nhớ: II. Cách viết biên bản. 1. Ví dụ 2. Nhận xét: - Gồm 3 phần: + Mở đầu + Nội dung + Kết thúc 3. Ghi nhớ. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Tổng kết về ngữ pháp theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc