Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 9: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp) theo Công văn 5512

Giáo án Văn 9 Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)

Giáo án Văn 9: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp) theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải được biên soạn chi tiết nhằm giúp các em nắm chắc được 2 điều kiện giúp cho việc sử dụng hàm ý: thứ nhất là người viết có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu viết, thứ 2 là người đọc, nghe có năng lực đoán giải hàm ý. Mời các em cùng tham khảo bài giáo án mẫu: Nghĩa tường minh và hàm ý phần 2 của chúng tôi.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tuần 26: Bài 25- Tiết 128 - Tiếng Việt

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/Kiến thức:

- Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.

2. Phẩm chất:

- Chăm học, vận dụng hàm ý trong nói và viết.

- Yêu ngôn ngữ tiếng Việt giàu tầng nghĩa trong cách diễn đạt. Và thận trọng trong sử dụng hàm ý.

3. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: đọc hiểu Ngữ liệu để xác định hàm ý và tường minh, nhận diện điều kiện cần để sử dụng hàm ý. Có năng lực giải đoán hàm ý

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút)

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức hoạt động: Cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

GV giao nhiệm vụ

GV đưa ra tình huống: Một HS đi học muộn 15 xin vào lớp.

GV hỏi bây giờ là mấy giờ rồi?

? Tìm hàn ý cảu câu nói của GV?

Dự kiến: - Sao đi học muộn thế.

- Rút kinh nghiệm lần sau đừng đi học muộn nhé....

? Khi sử dụng hàm ý cần chú ý đến điều gì?

Dự kiến: HS có thể trả lời được, có thể không

Gv gợi ý đi vào bài

- Người nói đưa hàm ý vào trong câu.

- Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HĐ1: Điều kiện sử dụng hàm ý (15 phút)

1. Mục tiêu: HS hiểu được khi sử dụng hàm ý phải có diều kiện gì.

2. Phương thức thực hiện: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ - SGK 90.

- Gọi HS đọc ví dụ.

? Đoạn văn trích từ văn bản nào? Của ai

? Hai câu văn in đậm là lời nói của ai đối với ai?

Thảo luận nhóm

? Nêu hàm ý của từng câu?

? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?

? Trong hai câu nói đó, hàm ý của câu nào rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.

Dự kiến:

a. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa.

=> Hàm ý: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa.

- Đây là điều đau lòng (chị Dậu tránh nói thẳng ra).

b. Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

=> Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

- Hàm ý này rõ hơn.

-> Tí đã hiểu ý mẹ (Sự “giẫy nảy” và câu nói trong tiếng khóc).

- HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.

GV khái quát,c hốt kiến thức.

? Qua ví dụ, em thấy để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào?

-Chị Dậu cố ý đưa hàm ý vào trong câu

- Cái Tí có năng lực giải đoán hàm ý

- Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK 91.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP: (20 phút)

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hàm ý để làm bài

2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, nhóm bàn

4. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: từng bài tập

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV định hướng

- Bài tập 1: cá nhân, là 2 ý, 1 ý giao về nhà.

- Bài tập 2: cá nhân.

- Bài tập 3: cặp đôi.

- Bài tập 4, 5 Nhóm bàn.

Dự kiến:

I. Điều kiện sử dụng hàm ý

1. Ví dụ

2. Nhận xét

a. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa.

=> Hàm ý: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa.

- Đây là điều đau lòng (chị Dậu tránh nói thẳng ra).

b. Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

=> Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

- Hàm ý này rõ hơn.

-> Tí đã hiểu ý mẹ (Sự “giẫy nảy” và câu nói trong tiếng khóc).

3. Ghi nhớ

II. Luyện tập

Bài tập 1

a. Người nói: Anh thanh niên.

- Người nghe: Ông hoạ sĩ và cô gái.

- Hàm ý: Mời cô, mời bác vào uống nước.

- Hai người nghe đã hiểu hàm ý (Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà… ngồi xuống ghế).

b. Người nói: Anh Tấn.

- Người nghe: Chị hàng đậu (ngày trước).

-> Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.

- Người nghe hiểu hàm ý (Câu nói cuối cùng: Thật là càng giàu có càng… càng giàu có).

c. Người nói: Thuý Kiều.

- Người nghe: Hoạn Thư.

-> Hàm ý ở câu 1: mát mẻ, giễu cợt: quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “Hoa nô” này ư?

-> Hàm ý ở câu 2: Hãy chuẩn bị sự báo oán thích đáng.

- Hoạn Thư đã hiểu hàm ý (hồn lạc phách siêu, khấu đầu… kêu ca).

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Trả bài viết bài tập làm văn số 6 theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm