Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 9: Viếng lăng Bác theo Công văn 5512

Giáo án Văn 9 Viếng lăng Bác

Giáo án Văn 9: Viếng lăng Bác theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 23- Tiết - Văn bản

VIẾNG LĂNG BÁC

Viễn Phương

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ

2. Phẩm chất

- Biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập theo gương Bác

- Trân trọng những tình cảm nhân văn cao đẹp của con người.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình: nhận biết đặc điểm về thể thơ, mạch cảm xúc… Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.

+ Đọc mở rộng một văn bản trữ tình cùng đề tài.

+ Viết: cảm thụ và nhận ra những nét giống và khác trong việc khai thác hình ảnh thơ.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)…

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà về tác giả, văn bản

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu Bác, về tình cảm của nhà thơ của mọi người Vn đối với Bác

HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- HS trả lời miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho Hs nghe bài hát "Viếng lăng Bác"

? Bài hát này của ai, viết về ai? Em biết gì về bài hát này?

? Qua bài hát em có cảm nhận được gì về tình cảm người nhà thơ?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh tìm, hiểu trả lời:

- Giáo viên: Quan sát hướng dẫn…

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bài hát của Hoàng Hiệp viết về Bác Hồ về tình cảm của nhân dân ta với lãnh tụ.

+ Bài hát được phổ nhạc từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

+ Bài hát đã thể hiện được tình cảm yêu mến tự hào, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác...

*Báo cáo kết quả:

HS trình bày theo ý kiến của cá nhân

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:.

Bác Hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc VN luôn là nguồn cảm hứng, đề tài bất tận của thi ca. Mặc dù Người không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim của người dân đất Việt. Cho đến bây giờ người yêu nhạc vẫn nhớ mãi đến một bài hát dạt dào xúc động, càng nghe càng thấm thía, càng thương nhớ Bác Hồ khôn nguôi. Đó là bài hát "Viếng lăng Bác" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, phổ thơ của Viễn Phương. Bài hát đã diễn tả được tình cảm của đồng bào miền Nam ra Bắc viếng lăng Bác thông qua xúc cảm của nhà thơ VP. Tình cảm được thể hiện như thế nào cô trò mình sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút)

Hoạt động 1: Giới thiệu chung

1. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả và văn bản.

….

2. Phương thức thực hiện:

- PP Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo dự án; Kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, …

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Giới thiệu vài nét về nhà thơ Viễn Phương mà các em đã chuẩn bị?

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh lên trình bày…

- Giáo viên quan sát, lắng nghe…

- Dự kiến sản phẩm:

- Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928 - 2005)

- Quê An Giang.

- Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước.

- Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ.

- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò”, ”Nhớ lời di chúc”, “Như mây mùa xuân”,

*Báo cáo kết quả: HS lên trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

-.GV hướng dẫn HS đọc: Giọng trang nghiêm, tha thiết, chậm, sâu lắng.

- GV đọc mẫu khổ thơ đầu, gọi HS đọc tiếp đến hết.

- Gọi một HS đọc lại toàn bài thơ.

? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? Bài thơ có bố cục mấy phần? Nêu nội dung của từng phần

HĐ 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

1. Mục tiêu: HS nắm được tâm trạng xúc động của nhà thơ khi đứng trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác.

2. Phương thức thực hiện:

- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, T/luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi…

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp…

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- GV nhận xét, đánh giá.

5. Tiến tr?nh hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm

a. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn thơ trên? Cách xưng hô ấy đem lại hiệu quả gì?

b. Ra thăm lăng Bác vào thời điểm nào, hình ảnh nào gây ấn tượng nhất với nhà thơ? Hình ảnh ấy có ý nghĩa như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận…

- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS

- Dự kiến sản phẩm

- Xưng hô con-Bác-> gần gũi, thân thương, kính trọng như tình cảm của người con đối với người Cha.

Câu thơ vừa là lời thông báo vừa như một lời chào -> tâm trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam lần đầu tiên được ra thăm, viếng Bác.

I. Giới thiệụ:

1. Tác giả:

- Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928 - 2005)

- Quê An Giang.

- Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước.

- Ngôn ngữ thơ dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, đậm đà màu sắc Nam Bộ.

- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò”, ”Nhớ lời di chúc”, “Như mây mùa xuân”,

2. Văn bản

a/ Xuất xứ, thể loại:

- Viết 4/1976. Cuộc kháng chiến chống Mĩ mới thắng lợi. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành.

- In trong tập “Như mây mùa xuân”

- Thể thơ : 8 chữ.

b. Đọc – chú thích – Bố cục

* Đọc

*Chú thích

* Bố cục: 4 phần

- Cảm xúc trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng (K1).

- Cảm xúc trước cảnh đoàn người vào lăng (K2).

- Cảm xúc khi vào trong lăng (K3).

- Cảm xúc trước khi ra về (K4).

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Khổ thơ 1

- Xưng hô con-Bác-> gần gũi, thân thương, kính trọng như tình cảm của người con đối với người Cha.

Câu thơ vừa là lời thông báo vừa như một lời chào.

=> Tâm trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam lần đầu tiên được ra thăm, viếng Bác.

- Câu cảm, từ láy, hình ảnh vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng.

=> Hình ảnh gần gũi, thân thuộc của lăng Bác -> Hình ảnh biểu trưng cho sức sống bền bỉ, kiên cường bất khuất hiên ngang của dân tộc Việt Nam.

2. Khổ thơ 2

- Hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi nhau: mặt trời trên lăng – mặt trời trong lăng; dòng người...- tràng hoa..

-> sự lớn lao vĩ đại của Bác, sự tôn kính lòng thành kính, biết ơn vô hạn của nhân dân đối với Bác

- Điệp ngữ: ngày ngày -> Sự lặp đi lặp lại của thời gian, của tình người làm nổi bật lòng thành kính, biết ơn của nhân dân ta...

=> Tâm trạng của nhà thơ xúc động trào dâng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác.

3. Khổ thơ 3

- Hai câu đầu:

+ Không khí trang nghiêm thanh tĩnh ở trong lăng

+ Ẩn dụ vầng trăng..., -> gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

- Hai câu cuối: Hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi cảm.

=> Khẳng định sự trường tồn của Bác đối với non sông, đất nước và nỗi đau xót, sự mất mát lớn lao của cả dân tộc của nhân dân về sự ra đi của Người.

4. Khổ thơ cuối

- Điệp ngữ-> ước nguyện tha thiết chân thành của nhà thơ: muốn hoá thân vào những vật xung quanh lăng Bác để được ở gần Bác, tô điểm cho hương sắc vườn Bác-

- Ẩn dụ cây tre trung hiếu -> tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ với Bác.

→ Đó là tình cảm, tấm lòng của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật.

- Bài thơ có giọng điệu thiết tha, trầm lắng, trang trọng, thành kính phù hợp với không khí cảm xúc nhà thơ.

- Sử dụng cách xưng hô thân mật gần gũi, hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt tình cảm sâu sắc.

2. Nội dung.

- Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác.

3. Ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập

1. Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản?

2. Em thích nhất câu thơ, hình ảnh thơ nào? Vì sao?

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm