Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 22

Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 22: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD.

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 22

1. Chuẩn bị

a. Tác giả và tác phẩm:

* Tác giả:

- Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018)

- Quê quán: Sinh ra tại Nam Định, nguyên quán Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Vị trí: Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

* Tác phẩm:

- Xuất xứ: Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005.

b. Khái quát về văn bản nghị luận:

Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”... Để thuyết phục người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.

c. Tìm hiểu từ khó:

- Hư cấu: Tưởng tượng ra, không có thật.

- Đi bước nữa: Kết hôn lần nữa.

- Bóng quần: Quả bóng quần vợt.

d. Nội dung chính:

Ở văn bản này, người viết bàn về vấn đề: Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.

e. Bố cục:

Tìm hiểu theo 3 nội dung chính như sau:

- Nguyên Hồng là con người nhạy cảm.

- Thời thơ ấu bất hạnh.

- Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng.

2. Đọc hiểu

a. Nguyên Hồng là con người nhạy cảm:

- Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc:

  • Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt.
  • Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.
  • Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.
  • Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật.

- Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm.

=> Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng.

b. Thời thơ ấu bất hạnh:

- Hoàn cảnh:

+ Mồ côi cha từ năm 12 tuổi.

+ Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa.

+ Sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng.

→ Vì cảnh ngộ éo le, gia đình chồng khinh ghét nên mẹ không hay gần gũi Hồng.

- Sự cô đơn, bị khinh ghét:

+ Không được gần mẹ.

+ "Giá ai cho tôi 1 xu nhỉ?", "Đi học một mình", "Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!".

=> Thiếu thốn, khao khát cả vật chất lẫn tình thương nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh.

c. Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng:

- Hoàn cảnh sống cực khổ:

  • Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã.
  • Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị.

=> Tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động”

- Chất dân nghèo, chất lao động:

  • Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.
  • Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống...

=> Ảnh hưởng đến văn chương của ông.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.

- Về nghệ thuật:

+ Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

+ Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp.

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 22

Bài tập: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng.

a. Hướng dẫn giải:

Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:

- Nguyên Hồng là một nhà văn nhạy cảm, dễ xúc động.

- Hoàn cảnh gia đình bất hạnh.

- Hoàn cảnh sống khổ cực, khó khăn.

b. Lời giải chi tiết:

Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ. Nguyên Hồng là một tâm hồn nhạy cảm vì ông dễ khóc, dễ xúc động. Ông xúc động vì rất nhiều điều: vì bạn bè, vì Tổ quốc, vì nhân dân, và cả chính nhân vật trong tác phẩm của mình. Để lí giải cho tấm chân tình ấy, người đọc phải hiểu được hoàn cảnh sống cũng như thời ấu thơ cực khổ của ông. Ông sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc: bố nghiện ngập mất sớm, mẹ phải đi tha hương cầu thực, họ hàng căm ghét, khinh miệt. Tuổi thơ ông gắn với cô đơn, lạc lõng, thiếu tình yêu thương; gắn với những công việc chân lấm tay bùn; những hạng người khố rách áo ôm. Đến khi 16 tuổi lên Hải Phòng, ông lại càng tệp với những người đầu đường xó chợ. Vì vậy mà thoạt đầu quen biết, thật khó để phân biệt ông với người dân lam lũ. Từ hình dáng cho đến lối sinh hoạt đều đặc sệt một chất "nghèo khổ" và "lao động". Chính những điều đó đã nhen nhóm trong lòng ông một sự đồng cảm, tình sâu nghĩa nặng với những con người cùng khổ. Những người mà chính về sau lại trở thành hình mẫu, hình tượng, nhân vật, chất liệu trong các sáng tác của ông.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 23

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 22: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chanaries
    Chanaries

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 16:33 27/01
    • Bơ

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 16:33 27/01
      • Phô Mai
        Phô Mai

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 16:33 27/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm