Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 7

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 7: Tự đánh giá bài 1 sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 7

1. Tự đánh giá

Đọc văn bản Em bé thông minh và hoàn thành những câu hỏi dưới đây:

(1) Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích trên là ai?

A. Viên quan

B. Em bé

C. Vua

D. Cha em bé

Đáp án:

B. Em bé

-> Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích trên là em bé.

(2) Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?

A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh

B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên

C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh

D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua

Đáp án:

D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua

-> Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua.

(3) Truyện Em bé thông minh kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật bất hạnh

B. Nhân vật có tài năng

C. Nhân vật ngốc nghếch

D. Nhân vật thông minh

Đáp án:

B. Nhân vật có tài năng

-> Truyện Em bé thông minh kể về cuộc đời của kiểu nhân vật có tài năng.

(4) Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?

A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự

B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án

C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi

D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ

Đáp án:

A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự

-> Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm đáng chú ý là: Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự.

(5) Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?

A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo

B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên

C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán

D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn

Đáp án:

C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán

-> Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, không nhàm chán.

(6) Chi tiết cuối văn bản "Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu" cho thấy điều gì?

A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé

B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh

C. Vua rất quý trọng những người thông minh

D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo

Đáp án:

C. Vua rất quý trọng những người thông minh

-> Chi tiết cuối văn bản "Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu" cho thấy vua rất quý trọng những người thông minh.

(7) Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?

A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua

B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé

C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố

D. Sự thông minh, trí khôn của con người

Đáp án:

D. Sự thông minh, trí khôn của con người

-> Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao sự thông minh, trí khôn của con người.

(8) Truyện Em bé thông minh khác với truyện Thạch Sanh ở điểm nào?

A. Không có các chỉ tiết đời thường

B. Không có các chi tiết thần kì

C. Kết thúc có hậu

D. Có nhân vật vua

Đáp án:

B. Không có các chi tiết thần kì

-> Truyện Em bé thông minh khác với truyện Thạch Sanh ở điểm không có các chi tiết thần kì.

(9) Điểm giống nhau giữa truyện Em bé thông minh và truyện Thạch Sanh là:

A. Có nhân vật anh hùng

B. Có nhân vật gian ác

C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng

D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc

Đáp án:

C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng

-> Điểm giống nhau giữa truyện Em bé thông minh và truyện Thạch Sanh là: Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng.

(10) Từ câu chuyện Em bé thông minh, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:

a. Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách.

b. Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.

Đáp án:

- Em đồng tình với ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.

- Nguyên nhân: Nhờ có thử thách, con người có thể trau dồi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Thiên tài chỉ có một phần là do trí thông minh, còn lại là đến từ sự nỗ lực của chính bản thân.

2. Hướng dẫn tự học

- Tìm đọc các truyện truyền thuyết, cổ tích bằng cách:

  • Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet để thu thập thêm những tư liệu về truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
  • Mượn sách từ thư viện của trường hoặc của người thân, bạn bè,...
  • Mua ở các hiệu sách hoặc tìm ở tủ sách gia đình.

- Lưu ý trong và sau khi đọc:

  • Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu… của em trong lúc đọc.
  • Tóm tắt truyện truyền thuyết, cổ tích sau khi em đã đọc.

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 7

Bài tập: Em hãy ghi lại cảm xúc của em khi đọc một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bất kì dưới dạng một đoạn văn ngắn.

a. Hướng dẫn giải:

- Đoạn văn cần có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

- Chọn truyện nắm kĩ nội dung, tâm đắc nhất.

- Cảm xúc có thể là: Vui, buồn, thán phục, yêu mến,...

b. Lời giải chi tiết:

Chọn truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

Trong cuộc sống, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh hai loại bánh chưng và bánh giầy, có người thường thắc mắc và thảo luận với nhau rằng vì sao tên bánh lại được đặt như vậy? Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sẽ lí giải về tên gọi này. Đây là hai loại bánh tượng trưng cho trời đất, cho sự đoàn kết sum vầy của con người và thiên nhiên đề cao những người hiền lành, thật thà tốt bụng. Những con người ở hiền thì sẽ được trời thương giúp đỡ. Nhân vật nhà vua trong truyện muốn nhắc nhở chúng ta cần phải yêu thương, tương thân tương ái. Chiếc bánh không phải làm từ sơn hào hải vị, từ những thứ quý hiếm tìm không ra mà nó được làm ngay từ những vật liệu có xung quanh ta, từ những hạt gạo quen thuộc hàng ngày mà cho ra những chiếc bánh ngon và ý nghĩa như vậy. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha và xứng đáng là ngôi vị kế thừa mà vua cha muốn truyền ngôi. Ngoài ra truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã thể hiện rất rõ nét văn hóa ngày Tết của nước ta, Tết là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày tất cả những người con đi xa được trở về cùng nhau sum họp bên gia đình bên những nồi bánh chưng đượm khói thơm nồng hay những cánh đào hoa tươi sắc thắm khe khẽ nở trong những ngày tiết trời lành lạnh. Những ngày này, ai ai cũng cũng bận rộn cùng nhau đi mua sắm Tết, cùng nhau dọn dẹp lại ngôi nhà của mình và trang hoàng cho bàn thờ của mình để thờ cúng tổ tiên được hương khói đượm nồng và trên bàn thờ của mỗi gia đình ngày tết không thể không có hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh giầy mang đậm những nền văn hóa của dân tộc.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 8

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 7: Tự đánh giá bài 1 sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ỉn
    Ỉn

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 10:08 24/01
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 10:08 24/01
      • Sunny
        Sunny

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 10:08 24/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm