Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 31

Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 31: Thực hành Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 31

1. Trạng ngữ chỉ thời gian

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm.

- Ví dụ: Mùa hè, ve kêu râm ran

2. Mở rộng vị ngữ

- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Để phản ánh đầy đủ hiện thức khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm.

- Ví dụ: Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn.

- Vị ngữ được in đậm là một cụm động từ, trung tâm là đánh máy, các thành tố phụ là tự, Tuyên ngôn Độc lập và ở một cái bàn tròn.

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 31

Bài tập 1: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:

a. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng tượng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam)

b. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

(Nguyễn Tuân)

Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết phần trạng ngữ chỉ thời gian để giải bài tập này.

- Đọc kĩ đoạn văn và liệt kê ra trạng ngữ chỉ thời gian.

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn văn a có các trạng ngữ chỉ thời gian sau:

  • "Buổi sáng hôm nay"
  • "Vừa mới ngày hôm qua"
  • "Thế mà qua một đêm mưa rào"

b. Đoạn văn b có các trạng ngữ chỉ thời gian sau:

  • "Từ ngày còn ít tuổi"
  • "Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội".

Bài tập 2: Xác định cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ có trong các câu sau:

a. Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. (Con Rồng cháu Tiên)

b. Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. (Thạch Sanh)

c. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. (Thạch Sanh)

d. Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. (Thánh Gióng)

Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết phần mở rộng vị ngữ để giải bài tập này.

- Đọc kĩ những ngữ liệu trên và liệt kê cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.

Lời giải chi tiết:

a. Cụm tính từ: "xinh đẹp tuyệt trần"

b. Cụm động từ: "vừa khôn lớn"

c.

  • Cụm động từ: "sống lủi thủi"
  • Cụm danh từ: "một túp lều cũ, cả gia tài, một lưỡi búa của cha để lại"

d. Cụm động từ: "đi đến làng chú bé Gióng".

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 32

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 31: Thực hành Tiếng Việt sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
1 6
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 15:34 29/01
    • dnkd ♡
      dnkd ♡

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 15:34 29/01
      • Phô Mai
        Phô Mai

        🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 15:34 29/01

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm