Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 50

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 50: Khan hiếm nước ngọt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 50

1. Chuẩn bị

a. Khái quát về tác phẩm:

- Xuất xứ: Theo báo Nhân Dân (2003).

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

b. Tìm hiểu từ khó:

- Hi-ma-lay-a: Dãy núi cao nhất thế giới.

- Phân hủy: Chỉ một chất phân rã thành những chất khác, không còn như ban đầu.

- Ngũ cốc: Năm loại cây có hạt dùng để ăn, gồm: Kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ.

c. Nội dung chính:

- Văn bản nói về thực trạng khan hiếm nước ngọt.

d. Bố cục:

Tìm hiểu văn bản theo 3 mạch nội dung chính như sau:

- Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt.

- Hiện tượng khan hiếm nước ngọt.

- Bài học nhận thức cho con người.

2. Đọc hiểu

a. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt:

- Đưa ra nhận định sai lầm: Bề mặt Trái Đất mênh mông là nước với đại dương bao quanh, sông ngòi chằng chịt, các hồ nằm sâu trong đất liền.

→ Khẳng định suy nghĩ sai lầm nếu tin rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước.

- Đưa ra nhận định của bản thân:

+ Phân biệt nước ngọt, nước mặn.

+ Nước ngọt trên hành tinh còn lại hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người chỉ có thể khai thác ở sông, suối, đầm, ao...

→ Khẳng định sự không vô tận.

b. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt:

- Thực trạng:

+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt.

+ Chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, bà con phải đi xa vài ba cây số lấy nước.

- Nguyên nhân:

+ Nước ngọt trên hành tinh hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người làm ô nhiễm: rác thải, chất độc đổ thẳng xuống sông suối.

+ Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho nhu cầu của mình.

+ Nguồn nước ngọt phân bố không đều, vấn đề khai thác khó khăn, tốn kém.

- Hậu quả:

+ Khó khăn trong sinh hoạt của người dân.

+ Đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi nếu thiếu nước.

+ Muốn có nước sạch, hợp vệ sinh dùng rất tốn kém.

c. Bài học nhận thức cho con người:

- Khai thác nguồn nước ngọt tự nhiên.

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.

- Về nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 50

Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ "nhiều như nước".

a. Hướng dẫn giải:

- Đoạn văn cần có nội dung liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường.

- Lưu ý có sử dụng thành ngữ như đề bài yêu cầu.

b. Lời giải chi tiết:

Nhiều như nước vốn là câu thành ngữ dân gian quen thuộc khi chúng ta muốn so sánh sự vật nào đó giàu có, dồi dào. Nhưng câu thành ngữ này chỉ đúng khi so sánh với lượng nước mặn trên trái đất. Lượng nước trên đại dương khiến cho mọi người đang lầm tưởng rằng chúng ta sẽ không bao giờ thiếu nước nhưng thực tế lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng đang ngày một ít đi do: Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa thời gian qua đã và đang gây sức ép đến chất lượng nước trong các lưu vực sông. Nguồn nước bị ô nhiễm đang là nguyên nhân chính khiến cho nước trong hệ thống thủy lợi không thể quay vòng, tái sử dụng. Ô nhiễm môi trường nước đã và đang gây ra những thiệt hại kinh tế cho sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Gia tăng nhu cầu sử dụng nguồn nước, cùng vấn đề ô nhiễm nguồn nước làm phát sinh các mâu thuẫn, xung đột trong xã hội. Chính vì thế bảo vệ nguồn nước chính là trách nhiệm của chính cũng ta, của toàn hành tinh này.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 51

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 50: Khan hiếm nước ngọt sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột Chít
    Chuột Chít

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 17:20 30/01
    • mineru
      mineru

      ✌✌✌✌✌✌✌✌

      Thích Phản hồi 17:20 30/01
      • Xucxich14
        Xucxich14

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 17:20 30/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm