Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 41

Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 41: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD.

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 41

1. Định hướng

a. Định nghĩa:

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ là kể lại một việc làm, một hoạt động, một tình huống,… mà người viết đã trực tiếp trải qua. Trong bài viết, người kể thường xuyên “tôi” - ngôi thứ nhất.

b. Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, các em cần lưu ý:

- Xác định một sự việc, một tình huống hoặc hoạt động đáng nhớ mà em đã trực tiếp trải qua hoặc tham gia. Ví dụ: một chuyến tham quan, một lần mắc lỗi,…

- Ghi lại các chi tiết cụ thể gắn với địa điểm, thời gian, con người, hành động, suy nghĩ, cảm xúc,… Ví dụ: Có thể hình dung về một trải nghiệm đã qua của Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên như sau:

Sự việc

Nhân vật

Bối cảnh

Cảm xúc, thái độ của “tôi”

- Sang chơi nhà Dế Choắt.

- “Tôi”
- Dế Choắt (ngoại hình “gầy gò, dài lêu nghêu”; tính nết “ăn xổi ở thì”).

- Cái hang của Dế Choắt (một “ngôi nhà” tuềnh toàng, được làm rất sơ sài, dễ bị phát hiện).

- Tự đắc, khinh khỉnh, coi thường Dế Choắt; không “bận tâm”, thờ ơ trước lời đề nghị giúp đỡ của Dế Choắt.

- Trêu chị Cốc.

- “Tôi”
- Chị Cốc
- Dế Choắt

- Một buổi chiều, “tôi” ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống, thấy chị Cốc đậu gần cửa hang.

- Tự đắc, xấc xược, coi thường chị Cốc.

- Chứng kiến cái chết của Dế Choắt.

- “Tôi”
- Chị Cốc
- Dế Choắt

- Ở cửa hang nhà Dế Choắt, chị Cốc không nhìn thấy ai ngoài Dế Choắt nên đã nghĩ Dế Choắt chính là kẻ đã trêu mình.

- Hốt hoảng, hối hận, ăn năn.

- Ghi lại bài học hoặc kinh nghiệm mà em rút ra được sau trải nghiệm đó. Ví dụ: Bài học mà Dế Mèn đã rút ra trong trải nghiệm “đường đời đầu tiên”: “…ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”.

2. Thực hành

Thực hành viết bài văn (khoảng 2 trang) kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em:

a. Chuẩn bị:

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập về kiểu bài, nội dung và dung lượng bài viết.

- Nhớ lại một chuyến đi có nhiều kỉ niệm của em.

- Xem lại ảnh về chuyến đi (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi như:

+ Chuyến đi diễn ra trong hoàn cảnh nào (đi với ai, tham quan hay đi du lịch, khi nào, đi đâu)?

+ Chuyến đi diễn ra như thế nào (gặp ai, nhìn thấy gì, có hoạt động nào, có chuyện gì đáng nhớ,…)?

+ Cảm xúc, thái độ, ấn tượng của em trong chuyến đi như thế nào?

- Lập dàn ý: lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp theo ba phần của bài văn. Tham khảo cách lập dàn ý sau:

+ Mở bài: Nêu khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em muốn kể: Cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay cùng sự phát triển nhộn nhịp khiến ta đôi khi buông lơi những mối quan hệ tưởng chừng như rất quan trọng trong một khoảng thời gian nào đó. Chỉ đến khi gặp lại họ, một cách tình cờ, ta mới thấy bản thân đã mất đi những gì.

+ Thân bài:

  • Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ: Chuyến đi ấy là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi sau một năm dài nỗ lực học tập khi thành công đỗ vào một trường cấp 2 trọng điểm của tỉnh với điểm số khá cao.
  • Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, đường đi, điểm đến,…
  • Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,… ở những nơi em đã đi qua.

+ Kết bài:

  • Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
  • Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo,…

c. Viết:

- Dựa vào dàn ý đã lập về viết bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ.

- Lưu ý:

+ Sử dụng các từ ngữ thể hiện được trình bày thời gian hoặc diễn biến sự việc; các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh để đặc tả được các sự vật, hiện tượng, hoạt động được đề cập; chú ý các từ liên kết giữa các phần, các đoạn.

+ Thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách chân thực, tự nhiên.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

- Kiểm tra:

+ Kiểm tra về nội dung: xem nội dung bài viết đã đúng với yêu cầu của đề bài và dàn ý chưa.

+ Kiểm tra về hình thức: rà soát lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ, viết câu, liên kết đoạn, hình thức của từng đoạn,…

- Chỉnh sửa:

+ Đánh dấu những chỗ mắc lỗi.

+ Nêu cách sửa chữa các lỗi.

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 41

Bài tập: Em hãy viết một bài văn ngắn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn trải nghiệm làm em ấn tượng nhất.

- Bài văn cần có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

b. Lời giải chi tiết:

Mỗi người đều có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Nhưng chắc hẳn những trải nghiệm cùng với người thân trong gia đình luôn đẹp đẽ nhất.

Chắc hẳn mỗi người đều nhớ như in về lần đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Sáng hôm đó, tôi thức dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi đeo chiếc cặp mới để chuẩn bị đến trường. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đi học trên chiếc xe đạp cũ. Đường phố hôm nay thật tấp nập.

Tôi thì cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi. Ông nội đi gửi xe rồi dắt tôi vào trường. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để đón chào học sinh mơi. Tôi nhìn cô giáo, rồi quay lại nhìn ông. Ông mỉm cười, và còn nói lời động viên tôi:

- Đi đi cháu, ông tin cháu gái của ông!

Khi nghe ông nói, tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô.

Tiết học đầu tiên, cô giáo yêu cầu cả lớp sẽ tự giới thiệu về bản thân. Tôi nhớ đến lời ông nội dặn phải luôn tự tin. Tôi đã giới thiệu cho cô giáo và các bạn nghe về bản thân. Sau khi tiết học kết thúc, các thành viên trong lớp đã thêm hiểu nhau hơn.

Những tiết học sau đó đều rất vui vẻ. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Tiết học đầu tiên thật suôn sẻ. Tôi còn hăng hái giơ tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Chiều về, khi nhìn thấy ông nội, tôi sung sướng chạy ùa vào lòng ông. Trên đường về nhà, tôi kể cho ông nghe về buổi học đầu tiên. Ông còn khen tôi ngoan ngoãn. Tôi cảm thấy hãnh diện lắm.

Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời. Nhờ có ông nội, tôi đã trở nên tự tin hơn, hòa đồng hơn. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để ông nội cảm thấy tự hào về cháu gái của mình.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 42

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 41: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    😄😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 12:50 30/01
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 12:50 30/01
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        😉😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 12:50 30/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm