Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 35
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 35: Nội dung ôn tập học kì 1 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD
Bài: Nội dung ôn tập học kì 1
A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 35
1. Nội dung ôn tập
a. Đọc hiểu văn bản:
Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu đã học là:
(1) Văn bản văn học:
- Thánh Gióng: Thánh Gióng là biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng có sức mạnh phi thường cứu nước cứu dân.
- Thạch Sanh: Qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.
- Sự tích Hồ Gươm: Ca ngợi cuộc đề cao vai trò của Lê Lợi - vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược, thể hiện ước mơ về một cuộc sống hòa bình ấm no. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).
- À ơi tay mẹ: Thể hiện tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con.
- Về thăm mẹ: Nỗi nhớ, tình yêu dành cho người mẹ.
- Trong lòng mẹ: Khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.
- Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười.
- Thời thơ ấu của Hon-đa: Kể về thời thơ ấu và niềm đam mê máy móc của Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, tô tô Hon-đa nổi tiếng của Nhật Bản.
(2) Văn bản nghị luận:
- Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ: Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
- Vẻ đẹp của bài ca dao: Phân tích vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng…”.
- Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Nội dung và ý nghĩa của truyện Thánh gióng.
(3) Văn bản thông tin:
- Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập: Quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: Trình bày diễn biến trận Điện Biên Phủ.
- Giờ Trái Đất: Sự ra đời của và phát triển của hoạt động Giờ Trái Đất.
b. Viết:
Các kiểu văn bản cần luyện viết theo mẫu sau:
- Văn bản tự sự:
- Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
- Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
- Văn bản biểu cảm:Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát
- Văn bản nghị luận: Trình bày ý kiến về một vấn đề…
- Văn bản thông tin: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
c. Nói và nghe:
- Nội dung chính:
- Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề quan tâm (sự kiện lịch sử hoặc vấn đề trong cuộc sống)
d. Tiếng Việt:
- Các nội dung tiếng Việt được học:
- Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
- Các biện pháp tu từ (ẩn dụ)
- Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
- Thành ngữ, dấu chấm phẩy
- Mở rộng vị ngữ.
2. Định hướng đánh giá
- Về nội dung: Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt và văn học đã học vào việc đọc hiểu và viết văn bản. Yêu cầu vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học được vào tình huống mới, với ngữ liệu mới tương tự các ngữ liệu đã học cả về nội dung, hình thức và độ khó; khuyến khích sự sáng tạo của các em trong ý tưởng và thể hiện, trình bày.
- Về hình thức:
+ Đọc hiểu một văn bản mới có thể loại hoặc kiểu văn bản như các văn bản đã học (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin). Câu hỏi đọc hiểu kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và viết câu trả lời ngắn. Các câu hỏi tập trung kiểm tra sự vận dụng kiến thức văn học và tiếng Việt đã học trong học kì 1.
+ Viết một đoạn hoặc bài văn ngắn với hình thức như các kiểu văn bản đã học gồm: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm.
B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 35
Bài tập 1: Thống kê tên các thể loại kiểu văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1.
a. Hướng dẫn giải:
- Xem lại kiến thức những văn bản đọc hiểu đã học để giải bài tập này.
b. Lời giải chi tiết:
- Các thể loại kiểu văn bản đã học cụ thể là:
- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm
- Thơ: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ.
- Kí: Trong lòng mẹ, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, Thời thơ ấu của Hon-đa
- Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Vẻ đẹp của một bài ca dao, Thánh Giọng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
- Văn bản thông tin: Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập”, Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, Giờ Trái Đất.
Bài tập 2: Em hãy chọn một trong những kĩ năng đã học: Kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe cùng các đơn vị kiến thức về tiếng Việt và viết một bài văn ngắn hoặc nêu ví dụ minh họa về kĩ năng đã học.
a. Hướng dẫn giải:
- Chọn kĩ năng em hiểu nhất.
- Nếu viết bài văn thì nên chọn kĩ năng viết, nói và nghe, kĩ năng đọc hiểu.
- Cho ví dụ minh họa thì nên chọn kĩ năng về tiếng Việt.
- Có thể kết hợp cùng lúc nhiều kĩ năng.
b. Lời giải chi tiết:
Chọn kĩ năng đọc hiểu kết hợp với kĩ năng viết: Viết bài văn nêu cảm nhận về tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng:
Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Ông thường viết về những lớp người "dưới đáy" với tình cảm yêu thương sâu sắc, chân thành. "Những ngày thơ ấu" là một tập hồi kí giàu chất trữ tình, trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng thời thơ ấu. "Trong lòng mẹ" là chương IV của tập hồi kí. Đoạn trích đã miêu tả một cách sinh động "những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại" (Thạch Lam) đối với người mẹ, đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.
Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu. Người bố sống lặng lẽ, u uất với bàn đèn thuốc phiện rồi chết, người mẹ vì "cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực", để lại đứa bé sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng. Nguyên Hồng mở đầu bằng cách kể nhẹ nhàng, nhiều chua xót “Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về”. Một chuỗi tuổi thơ cay đắng mở đầu bằng “chiếc khăn tang” trắng, gợi lên trong lòng người đọc nhiều chua xót.
Nguyên Hồng mở đầu đoạn bằng cách kể nhẹ nhàng, nhiều chua xót: “Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn trên đầu đi rồi. không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về”. Một chuỗi tuổi thơ cay đắng mở đầu bằng “chiếc khăn tang” trắng gợi lên trong lòng người đọc nhiều xót xa. Bé Hồng vẫn luôn mong ngóng người mẹ phương xa trở về trong ngày giỗ của cha. Tác giả được biết mẹ đang "bán bóng đèn và bán vàng hương ở chợ”, mẹ làm tất cả để mưu sinh kiếm sống và trở về.
Bé Hồng sống với bà cô cay nghiệt, ghẻ lạnh, luôn dùng những lời độc địa nhất kể về mẹ của bé, để bôi thêm muối vào tâm hồn non nớt kia. Bà cô là hiện thân của một xã hội phong kiến độc ác, nhiều hủ tục, nhiều cay đắng và bé Hồng chính là hiện thân của những người ở dưới đáy cùng xã hội, chịu đựng sự chà đạp và bất công nhất. Trong một lần bà cô gọi Hồng đến và nói “Mày có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ mày không”, một câu hỏi chứa đầy hàm ý khiến trái tim đứa bé run rẩy toan gật đầu đồng ý. Nhưng sau đó cậu đã tỉnh táo nhận ra phía sau của nụ cười đầy gian tà kia của cô mình nên chỉ biết cúi đầu. Nỗi khổ của mẹ cậu bị những hủ tục phong kiến đè bẹp lên, đè lên gánh nặng đôi vai để rồi mẹ cậu phải xa cậu. Bằng cách xây dựng tâm lí tinh tế, tác giả khiến người đọc không kìm được cảm xúc. Bởi khi nghĩ về mẹ, cậu chỉ “biết cúi đầu im lặng, khóe mắt cay cay”. Dù bà cô có nhắc đến “em bé” có gieo rắc thêm bất cứ điều xấu xa nào nhưng cậu vẫn bỏ ngoài tai, vẫn luôn hướng tình cảm mong ngóng tha thiết mẹ về.
Trong một lần bà cô ấy gọi Hồng đến và nói “Mày có muốn vào Thanh hóa thăm mẹ mày không”, một câu hỏi chứa đầy hàm ý xấu khiến trái tim đứa bé ấy toan run rẩy và toan gật đầu đồng ý. Người đọc nhận ra một sự đấu tranh nội tâm đầy mâu thuẫn và kiềm chế đến tột cùng “tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rơi nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp.
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”. Lời lẽ ấy của bé Hồng như một mũi dao đâm thẳng vào tim người đọc, bởi suy nghĩ của một đứa bé sống trong cảnh bị đọa đầy lại có thể sâu sắc như vậy. Bé Hồng đã phải trải qua một cuộc sống nhiều đắng cay nên buộc phải lớn, buộc phải trưởng thành.
Tâm lý của bé Hồng trong đoạn hội thoại này chất chứa yêu thương đối với người mẹ nghèo đáng thương. Nỗi khổ của mẹ, những hủ tục phong kiến ấy đã đè bẹp một người phụ nữ góa chồng, đẩy bà ấy đến bước đường cùng. Bé càng thương mẹ nhiều hơn, chỉ mong được gặp mẹ là đủ. Bằng cách xây dựng tâm lý cực kỳ tinh tế, Nguyên Hồng đã khiến người đọc không kìm được cảm xúc. Bởi vậy khi nghĩ về mẹ “tôi chỉ im lặng, cúi đầu, khóa mắt cay cay”, nén cảm xúc vào bên trong, không để nó bật ra trước mắt bà cô độc ác này, vì thể nào nếu khóc bà cô sẽ càng mỉa mai và châm biếm hơn.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình qua việc xây dựng tình huống, ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Nghệ thuật tăng tiến độc đáo, sự độc ác của bà cô ngày càng tăng lên thì cùng với đó tình yêu thương, sự bảo vệ của bé Hồng với mẹ cũng ngày một nhiều hơn. Những hình ảnh so sánh độc đáo, thể hiện được cung bậc cảm xúc, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng. Câu chuyện đậm chất trữ tình được thể hiện rõ qua tình huống, nội dung và ngôn ngữ kể chuyện giàu cảm xúc, đầy chất thơ.
Chỉ với một phần trích ngắn ngủi nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc mà bé Hồng dành cho mẹ. Không chỉ vậy tác phẩm còn thể hiện niềm cảm thông, lên án những hủ tục phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào con đường bất hạnh, cùng cực.
(Sưu tầm)
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 36
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 35: Nội dung ôn tập học kì 1 sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.