Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 3

Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 3: Thực hành Tiếng Việt  được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD.

1. Khái niệm về từ đơn, từ ghép và từ láy

- Từ đơn:

+ Là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.

+ Ví dụ: Đi, đứng, học, chơi, ăn, sách, vui, bé, bố, mẹ,…

- Từ ghép:

+ Là từ giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.

+ Ví dụ: Xanh lè, tròn xoe, thẳng tắp, nhà cửa, cơm nước, sách vở, thông minh,…

- Từ láy:

+ Là từ giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong đó, một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại.

+ Ví dụ: Long lanh, chói chang, xinh xinh,…

2. Phân loại từ ghép và từ láy

- Dựa và đặc điểm của từ ghép mà người ta phân từ ghép thành 2 loại: Đẳng lập, chính phụ:

+ Từ ghép chính phụ:

  • Là từ được ghép từ 2 tiếng có sự phân biệt về nghĩa rất rõ ràng, từ đứng đầu là từ chính - từ chính đóng vai trò mang ý nghĩa trọng tâm, từ đứng sau là từ phụ - đóng vai trò bổ trợ ý nghĩa cho từ chính. Nói chung, ý nghĩa diễn đạt của loại từ ghép này thường hẹp.
  • Ví dụ: đỏ hoe, sân bay, hoa hồng, tàu hỏa, xanh nhạt...

+ Từ ghép đẳng lập:

  • Trong loại từ ghép đẳng lập, các từ có vai trò về ý nghĩa ngang nhau, không còn phân biệt đâu là từ chính, đâu là từ phụ. Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập thể hiện rộng rãi hơn so với sử dụng từ ghép chính phụ.
  • Ví dụ: Bố mẹ. anh chị, nhà cửa, sách vở, bàn ghế, quần áo, ông bà, cỏ cây...

- Từ láy được chia làm 2 loại:

+ Từ láy bộ phận:

  • Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau. Ví dụ: thấp thỏm, da dẻ, xinh xắn, ngơ ngác, gầm gừ...
  • Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau. Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, cheo leo, càu nhàu, bồi hồi...

+ Từ láy toàn bộ:

  • Những từ lặp lại nhau cả âm và cả vần. Ví dụ: Luôn luôn, hằm hằm, xanh xanh, ào ào, dành dành...
  • Hoặc để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn, ngồn ngộn, thăm thẳm...

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 3

Bài tập: Tìm các từ ghép, từ láy trong các ngữ liệu sau:

a.

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

(Lượm, Tố Hữu)

b.

Mưa chéo mặt sân

Sủi bọt

Cóc nhảy chồm chồm

Chó sủa

Cây lá hả hê

(Mưa, Trần Đăng Khoa)

c. Hồn chằn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh.

(Thạch Sanh)

d. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

(Thánh Gióng)

e.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

(Sang Thu, Hữu Thỉnh)

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại khái niệm, phân loại từ ghép và từ láy ở phần lý thuyết để giải bài tập này.

Lời giải chi tiết:

a.

  • Các từ ghép: chú bé, cái xắc, cái chân, cái đầu
  • Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

b.

  • Các từ ghép: mặt sân, cây lá
  • Các từ láy: chồm chồm, hả hê

c.

  • Các từ ghép: chằn tinh, đại bàng, báo thù, Thạch Sanh
  • Các từ láy: lang thang

d.

  • Các từ ghép: chú bé, tráng sĩ, oai phong
  • Các từ láy: lẫm liệt

e.

  • Các từ ghép: hương ổi,
  • Các từ láy: chùng chình

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 4

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 3: Thực hành Tiếng Việt  sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
1 2
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mèo Ú
    Mèo Ú

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 16:45 23/01
    • Phô Mai
      Phô Mai

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 16:45 23/01
      • Sư Tử
        Sư Tử

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 16:45 23/01

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm