Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 13

Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 13: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD.

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 13

1. Định hướng

- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ...) là kể về một sự việc, một hành động... của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng tôi.

- Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:

  • Xác định một sự việc, hành động, tình huống... của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ...) mà em đã chứng kiến và đẻ lại ấn tượng sâu sắc.
  • Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kẻ để có cách trình bày phù hợp.
  • Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
  • Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kẻ (nếu có).
  • Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.
  • Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động... phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.

2. Thực hành

Thực hành kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình.

a. Chuẩn bị:

- Đọc và xác định yêu cầu của đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (ông, bà, cha, mẹ…). Ví dụ: Kể về một em bị ốm (đau), mẹ đã chăm sóc em như thế nào.

- Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm.

- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết).

b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý cho bài kể theo gợi dẫn:

  • Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân (ông, bà, cha, mẹ…) để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Ví dụ: Em bị ốm (đau) được mẹ chăm sóc.
  • Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến việc đó? Bài học rút ra.

- Lập dàn ý:

(1) Mở bài

Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

(2) Thân bài

- Lý do xuất hiện trải nghiệm

- Diễn biến của trải nghiệm

  • Thời gian, địa điểm
  • Ngoại hình, tâm trạng
  • Hành động, cử chỉ
  • Tình cảm, cảm xúc

(3) Kết bài

  • Bài học sau trải nghiệm đó.
  • Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.

c. Nói và nghe:

- Người nói: kể về trải nghiệm theo dàn ý, sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến sự việc, nói rõ ràng âm lượng phù hợp…

- Người nghe: lắng nghe chăm chú để hiểu thông tin được chia sẻ, nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm…

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

- Người nói:

  • So với yêu cầu ở mục c, em đã đạt được những gì?
  • Em muốn thay đổi điều gì trong bài nói?

- Người nghe:

  • Đối chiếu với yêu cầu mục c để rút kinh nghiệm về kỹ năng nghe.
  • Nhận xét bài nói.

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 13

Bài tập: Em hãy viết bài kể về câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình (dựa vào dàn ý đã có ở phần Thực hành).

a. Hướng dẫn giải:

- Dựa vào dàn ý phần Thực hành.

- Người thân có thể là: Cha, mẹ, ông bà, anh trai, em gái,...

b. Lời giải chi tiết:

Tôi đã nhiều lần tự hỏi "Liệu ba mẹ có thương mình không"? Chắc là các bạn đang rất ngạc nhiên về câu hỏi này nhỉ? Tôi thường luôn nghĩ rằng mẹ không quan tâm đến tôi nhưng tôi đã lầm. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

Tối hôm trước, tôi thức đêm mải đọc truyện tới tận sáng mới đi ngủ. Tôi bị cuốn theo nội dung của câu chuyện mà quên mất sáng mai mình phải đi học cả ngày. Đó là lí do khi đi học tôi bị mệt mỏi, đầu đau như búa bổ. Tôi gắng gượng cố ngồi học cho hết buổi như có tấn đá nặng ngàn cây đè lên đầu tôi. Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối, mẹ có gọi hỏi nhưng tôi lờ đi vì quá mệt. Tôi liền nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi, không để ý gì đến xung quanh nữa.

Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi, kiểm tra xem tôi bị làm sao. Mở mắt ra, tôi thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường. Khuôn mặt mẹ đầy lo lắng và bảo tôi ăn cháo:

- Ăn cháo đi con! Mẹ mới nấu xong, đúng loại cháo sườn mà con yêu thích nhất!

Tôi nũng nịu kêu không muốn ăn nhưng mẹ vẫn cố đút cho tôi ăn từng tí một. Được một bát cháo con, mẹ kêu tôi uống thuốc – thứ mà tôi ghét nhất:

- Uống xong viên thuốc này là con sẽ khỏi bệnh đó! Tin mẹ đi!

Viên thuốc ấy thật đắng làm sao! Uống xong, tôi nhìn mẹ. Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn. Người mẹ tần tảo của tôi vừa làm việc chăm chỉ trên công ty vừa đảm đang công việc nhà mỗi tối.

Cơn sốt đã hạ nhưng tôi mệt quá, đành ngủ thiếp đi. Khi ánh nắng chiếu rọi vào trong phòng khiến tôi khó chịu. Tận trưa hôm sau, tỉnh dậy tôi mới thấy mình đỡ hơn. Nhìn thấy mẹ nằm cạnh tôi ngủ thở dìu dịu. À hóa ra mẹ đã nằm cạnh mình suốt cả đêm lẫn sáng, liên tục kiểm tra xem tôi đã hết sốt chưa. Xúc động, tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay tôi và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. Tôi bật khóc khi nghĩ đến những lúc cãi lại mẹ hay dỗi mẹ trốn ăn cơm. Tất cả hành động mẹ làm đều chỉ mong tôi lớn khôn, có cuộc sống đầy đủ hơn. Tôi nhận ra tôi phải cố sức học tập để khiến mẹ an lòng nhiều hơn.

Mẹ là người chở che, chăm sóc, yêu thương nuôi dưỡng tôi lớn khôn. Tình mẹ bao la, rộng lớn, trải dài vô tận. Nhờ có chúng mà tôi mới có thể phát triển. Càng lớn tôi càng nhận ra tốc độ già đi của mẹ tỉ lệ thuận với sự lớn lên của tôi. Thế nên tôi mong mẹ có thật nhiều sức khỏe, bình an. Mẹ là người không thể thiếu trong mỗi cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó không có hoặc thiếu đi sự quan tâm ắt hẳn là thiệt thòi lớn nhất của họ. Thời gian không chờ đợi một ai và các bạn cần yêu thương, để ý, giúp đỡ mẹ mình nhiều hơn.

(Sưu tầm)

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 14

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 13: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 15:39 24/01
    • Thỏ Bông
      Thỏ Bông

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 15:40 24/01
      • mineru
        mineru

        ✋✋✋✋✋✋✋✋

        Thích Phản hồi 15:40 24/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm