Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 38

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 38: Ông lão đánh cá và con cá vàng sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 38

1. Chuẩn bị

a. Tác giả, tác phẩm:

* Tác giả:

- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837) được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là một nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (Nhận xét của N.A. Đô-brô-liu-bốp).

- Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.

- Bất kì ở một thể loại nào, văn chương của ông cũng thể hiện một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết và thể hiện cuộc sống một cách chân thực, giản dị.

- Tác phẩm của Pu-skin thuộc nhiều thể loại: hơn 800 bài thơ tình, tiểu thuyết bằng thơ (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823 - 1831), trường ca (Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820), truyện ngắn (Cô tiểu thư nông dân, 1830)...

* Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: 1833, được kể lại bằng 205 câu thơ dựa trên truyện dân gian Nga, Đức nhưng có sự sáng tạo của Puskin.

- Tóm tắt: Ngày xưa, có gia đình ông lão đánh cá nghèo khổ nhưng chăm chỉ. Một ngày, ông lão thả lưới mãi mới được một con cá nhưng con cá lại than vãn xin ông thả nó ra, nó sẽ cho ông những gì ông muốn. Lúc đó, ông lão cũng thấy lạ nhưng liền thả nó đi mà không đòi hỏi gì cả. Về nhà, ông kể chuyện cho vợ nghe, mụ vợ đã rất tức giận và bắt ông quay lại đòi một cái máng mới. Ông ra biển gọi cá và xin, về nhà đã thấy một cái máng mới cho lợn. Lòng tham vô đáy, bà vợ đòi hỏi hết thứ này đến thứ khác: ngôi nhà, thành nhất phẩm phu nhân, thành nữ hoàng. Con cá đều đáp ứng yêu cầu của ông lão. Tuy nhiên, đến lần cuối cùng ông lão ra xin vì mụ vợ muốn thành Long Vương để bắt cá vàng làm theo mình, cá vàng không nói gì mà lặn luôn xuống biển. Về đến nhà, ông lão thấy mọi thứ đều biến mất, mụ vợ thì đang ngồi cạnh cái máng sứt.

b. Tìm hiểu từ khó:

- Thị vệ: Lính bảo vệ vua.

- Vệ binh: Lính canh gác.

- Cơn thịnh nộ: Cơn giận dữ lớn.

- Nữ hoàng: Người phụ nữ làm vua.

- Nông dân quèn: Ở đây chỉ người nông dân nghèo khổ.

- Trận lôi đình: Cơn giận dữ như sấm sét.

c. Nội dung chính:

Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. Qua đó thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng.

d. Bố cục bài học:

Tìm hiểu văn bản theo mạch nội dung như sau:

- Nhân vật ông lão.

- Nhân vật mụ vợ.

- Nhân vật biển cả và cá vàng.

2. Đọc hiểu

a. Nhân vật ông lão:

- Gia cảnh khó khăn: ở trong một túp lều nát trên bờ biển, ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.

- Tính cách: hiền lành, nhân hậu đến nhu nhược.

+ Khi bắt được cá, nghe cá kêu van đã thả cá ra và không đòi gì cả "Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì"

+ Trước những lời mắng mỏ, đòi hỏi của vợ: răm rắp làm theo, không dám trái ý cũng không phản kháng.

→ Vì tính cách nhu nhược mà ông không dám làm trái ý vợ kể cả những điều đó khiến ông đang làm trái với lời nói ban đầu với cá vàng "Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì"

b. Nhân vật mụ vợ:

- Là một người phụ nữ đòi hỏi:

+ Lần 1: máng lợn mới.

+ Lần 2: ngôi nhà rộng.

+ Lần 3: làm nhất phẩm phu nhân.

+ Lần 4: làm nữ hoàng.

+ Lần 5: làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.

- Là người phụ nữ vô ơn bạc nghĩa:

+ Lần 1: mắng chồng là đồ ngốc.

+ Lần 2: quát to hơn - đồ ngu.

+ Lần 3: mắng và bắt chồng quét chuồng ngựa.

+ Lần 4: nổi trận lôi đình, đuổi chồng.

+ Lần 5: nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt chồng.

➞ Sự tăng tiến về những đòi hỏi cũng đi kèm với sự độc ác, vô ơn của mụ vợ.

- Kết cục: "Mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ"

→ Sự trừng trị trước những người tham lam, vô ơn.

c. Nhân vật biển cả và cá vàng:

- Nhân vật biển cả:

+ Lần 1: gợn sóng êm ả.

+ Lần 2: đã nổi sóng.

+ Lần 3: nổi sóng dữ dội.

+ Lần 4: nổi sóng mù mịt.

+ Lần 5: nổi sóng ầm ầm.

→ Sự giận dữ tăng tiến trước những đòi hỏi vô lý, tham lam của mụ vợ. Phản ứng của biển cả cũng chính là thái độ của nhân dân, trời đất trước thói xấu của mụ vợ.

- Nhân vật cá vàng:

+ Cá vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu của ông lão.

→ Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người.

+ Cá vàng trả ơn ông lão, nhưng sau đó vì sự đòi hỏi không biết điểm dừng của mụ vợ nên đã tước đoạt lại hết tất cả.

→ Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Tượng trưng cho công lí xã hội: thưởng người hiền, phạt người ác.

=> Mô-típ: Cái kết có hậu.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Puskin kể lại. Truyện ngợi ca lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

- Về nghệ thuật: Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 38

Bài tập: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng và thâu tóm nội dung để viết đoạn văn.

- Cảm nhận của em có thể là: Tự hào, yêu mến, cảm động,...

b. Lời giải chi tiết:

Ông lão đánh cá và con cá vàng của nhà văn Pu-skin là tác phẩm được kể dựa trên truyện dân gian Nga và Đức. Bên cạnh những yếu tố được giữ lại giống với nguyên tác, tác giả đã có nhiều sáng tạo nghệ thuật làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, chứa đựng nhiều bài học triết lí trong cuộc sống. Truyện kể về đôi vợ chồng nghèo sống cùng nhau bên bờ biển, trong một túp lều nát. Hai vợ chồng họ kiếm sống qua ngày bằng nghề đánh cá. Một ngày nọ, ông lão bắt được một con cá vàng và sau đó hàng loạt biến cố đã xảy đến với gia đình ông, qua đó bộc lộ những phẩm chất, tính cách của hai nhân vật chính. Con cá là một biểu tượng cho chân lí cái thiện sẽ luôn được đền đáp, sống lương thiện sẽ được báo đáp. Chân lí này giống như câu “ở hiền gặp lành” của dân tộc Việt Nam ta. Đồng thời con cá vàng chính là công cụ để nhân dân lương thiện thi hành sự trừng trị thích đáng đối với những kẻ tham lam bạc bẽo. Câu chuyện kết thúc thật bất ngờ, khi trước mặt ông lão hiện ra với túp lều rách nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trên cái máng lợn sứt mẻ”. Mọi thứ lại trở lại như xưa cũ và cái kết cục này là tất yếu, và là một bài học xứng đáng cho những kẻ tham lam và không biết giới hạn của sự mong muốn của mình. Mọi thứ nếu tới một giới hạn nhất định, nếu đi qua giới hạn đó, có thể con người đánh đổi và mất tất cả. Tác phẩm kết thúc thật bất ngờ, qua tác phẩm tác giả muốn tỏ lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và sống lương thiện nhưng cũng đưa ra những bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, không làm gì mà thích sai khiến người khác và đạt được nguyện vọng của mình.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 39

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 38: Ông lão đánh cá và con cá vàng sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 11:55 30/01
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 11:55 30/01
      • Mèo Ú
        Mèo Ú

        💯💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 11:56 30/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm