Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 28
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 28: Tự đánh giá bài 4 sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
Bài: Tự đánh giá bài 4
A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 28
1. Tự đánh giá
Đọc văn bản "Con cò trong ca dao" và thực hiện yêu cầu bên dưới:
(1) Mục đích chính của đoạn trích trên là gì?
A. Cung cấp thông tin về con cò và người nông dân
B. Bày tỏ tình cảm của người viết với con cò
C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò
D. Giới thiệu, thuyết minh về con cò và người nông dân
Đáp án:
C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò
-> Mục đích chính của đoạn trích trên là: Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò.
(2) Phương án nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên?
A. Nhân vật và sự việc
B. Lí lẽ và bằng chứng
C. Lời kể và người kể
D. Thời gian và địa điểm
Đáp án:
B. Lí lẽ và bằng chứng
-> Yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên là: Lí lẽ và bằng chứng.
(3) Câu nào sau đây là câu nêu vấn đề để bàn luận?
A. Trong ca dao dân ca Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò.
B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?
C. Những câu ca dao hay và cổ nhất của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò..”.
D. Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu.
Đáp án:
B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?
-> Câu nêu vấn đề để bàn luận là: Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?
(4) Ý nào sau đây nêu đúng nhiệm vụ của đoạn (1) trong văn bản trên?
A. Giải thích vấn đề cần bàn luận
B. Nêu vấn đề cần bàn luận
C. Chứng minh ý kiến của người viết
D. Nêu cảm nghĩ của người viết
Đáp án:
B. Nêu vấn đề cần bàn luận
-> Ý nêu đúng nhiệm vụ của đoạn (1) trong văn bản trên là: Nêu vấn đề cần bàn luận.
(5) Nội dung chính của đoạn (2) là gì?
A. Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân
B. Ca ngợi cuộc sống của con cò và người nông dân
C. Miêu tả đặc điểm và tính cách của loài cò
D. Miêu tả cuộc sống lao động của người nông dân
Đáp án:
A. Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân
-> Nội dung chính của đoạn (2) là: Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân.
(6) Ý chính của đoạn (3) là gì?
A. Khẳng định con trâu là người bạn thân nhất của người nông dân
B. Miêu tả đặc điểm công việc và tính cách chậm chạp của con trâu
C. Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu
D. Chứng minh con trâu là tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng
Đáp án:
C. Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu
-> Ý chính của đoạn (3) là: Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu.
(7) Câu nào sau đây nêu được ý chính của đoạn (4)?
A. Con cò mới là người bạn thân nhất của người nông dân khi lao động.
B. Con cò tuy ngày đêm lặn lội nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh.
C. Cuộc sống của con cò cũng vất vả nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao.
D. Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân.
Đáp án:
D. Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân.
-> Câu nêu được ý chính của đoạn (4) là: Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân.
(8) Dòng nào nêu bằng chứng làm sáng tỏ cho lí lẽ: “Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò...”?
A. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân thường thấy con cò bên họ
B. Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao,...
C. Con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát,...
D. Con cò trắng kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh
Đáp án:
B. Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao,...
-> Dòng nêu bằng chứng làm sáng tỏ cho lí lẽ: “Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò...” là: Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao,...
(9) Dòng nào sau đây nói đúng về hiện tượng từ mượn trong văn bản Con cò trong ca dao?
A. Ít sử dụng từ mượn
B. Không sử dụng từ Hán Việt
C. Chỉ dùng từ thuần Việt
D. Có sử dụng từ tiếng Anh
Đáp án:
A. Ít sử dụng từ mượn
-> Dòng nói đúng về hiện tượng từ mượn trong văn bản Con cò trong ca dao là: Ít sử dụng từ mượn.
(10) Viết một đoạn văn (khoảng 3 - 4 dòng) để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận?”
Đáp án:
Văn bản Con cò trong ca dao là văn bản nghị luận vì nó mang đầy đủ những đặc điểm loại hình này. Văn bản trên nhằm thuyết phục người đọc, người nghe lí do con cò hay xuất hiện trong ca dao Việt Nam. Để thuyết phục, người viết đã nêu được ý kiến của mình, dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ điều đó ở trong những đoạn còn lại. Hình ảnh con cò chân thực gần gũi, gắn liền với hình ảnh người nông dân lao động lam lũ trên cánh đồng, gợi cảm hứng ca hát cho những người dân lam lũ hát ca trên đồng lúa khi làm việc vất vả.
2. Hướng dẫn tự học
- Đọc sách báo, truy cập internet, sưu tầm, tìm đọc các bài nghị luận văn học trình bày một ý kiến về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm đã học theo cách sau:
- Sử dụng công cụ tìm kiếm, gõ tên các tác phẩm văn học cần tìm.
- Thu thập các nguồn tư liệu gồm: bài viết, hình ảnh, video…
- Ghi chép và tích lũy những đoạn văn nghị luận hay mà em đã đọc được.
B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 28
Bài tập: Em hãy sưu tầm hai đoạn văn nghị luận mà em biết.
a. Hướng dẫn giải:
- Có thể tìm trên các phương tiện như: internet, sách văn học, báo chí,...
b. Lời giải chi tiết:
Đoạn 1: "[...] Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận. Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên".
(Bài học từ loài ngỗng - Quà tặng của cuộc sống, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)
Đoạn 2: "Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ phải vào hùa với nhau mới đè bẹp được cây sậy ấy? Chỉ một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mù không tự biết rằng mình khỏe. Vậy thì vũ trụ của chúng ta là ở tư tưởng... Dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn" vì trong phạm vi không gian, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm được vũ trụ".
(Theo Pa-xcan)
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 29
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 28: Tự đánh giá bài 4 sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.