Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 32
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 32: Giờ Trái Đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD
Bài: Giờ Trái Đất
A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 32
1. Chuẩn bị
a. Khái quát về tác phẩm:
- Thời điểm xuất hiện của văn bản: 29/03/2014
- Nơi xuất hiện của văn bản: Trên báo điện tử baodautu.vn
- Thời điểm đó có ý nghĩa: Cả nước cùng thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.
b. Khái quát về văn bản thông tin:
- Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó… Văn bản thông tin thường được trình bày chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh…
- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học…). Trong văn bản, người viết thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Trong văn bản thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, người viết thường sắp xếp các thông tin về sự kiện xảy ra theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc…
c. Tìm hiểu từ khó:
- Truyền thông: Thông tin và tuyên truyền nói chung.
- Thị trưởng: Người đứng đầu cơ quan hành chính thành phố ở một số nước.
- Biến đổi khí hậu: Sự thay đổi khí hậu và những thành phần liên quan gồm đất đai, đại dương,...
d. Nội dung chính:
Sự ra đời và phát triển của hoạt động "Giờ Trái Đất".
e. Bố cục:
- Bố cục của văn bản: Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "nơi chúng ta đang sinh sống": Ý tưởng chuẩn bị cho hoạt động Giờ Trái Đất
- Phần 2: Tiếp theo đến "bảo vệ hành tinh": Sự ra đời của hoạt động Giờ Trái Đất.
- Phần 3: Còn lại: Sự phát triển của hoạt động Giờ Trái Đất.
2. Đọc hiểu
a. Ý tưởng chuẩn bị cho hoạt động Giờ Trái Đất:
- 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Australia tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa ra vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền nên đã thảo luận với công ty quảng cáo Leo Burnett Sydney.
- Cơ sở: Chiến dịch dựa trên hi vọng mỗi cá nhân có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất.
b. Sự ra đời của hoạt động Giờ Trái Đất:
- 2005, dự án có tên "Tiếng tắt lớn" ra đời.
- 2006, đặt tên lại là "Giờ Trái Đất"
+ Nội dung chiến dịch: Kêu gọi mọi người tắt điện một tiếng đồng hồ tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
+ Chiến dịch mở rộng mục tiêu sang mục tiêu có tinh thần bền vững, lâu dài hơn.
+ Được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trưởng Sydney.
- 30-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Sydney.
c. Sự phát triển của hoạt động Giờ Trái Đất:
- Thu hút sự chú ý của thế giới, các nước bắt đầu tham gia nhiều hơn vào những năm sau đó.
- 29-3-2008, tổ chức ở 371 thành phố, thuộc hơn 35 quốc gia, hơn 50 triệu người.
- 2009, sự tham gia của hơn 4000 thành phố, thuộc 88 quốc gia.
→ Giờ Trái Đất giúp mọi người trên thế giới đoàn kết, thể hiện hành động trong suốt 1 năm để bảo vệ hành tinh.
- Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu:
+ Cuối 2009, trong Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc (sự tham gia 192 quốc gia) tại Đan Mạch, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao.
+ Từ 2009, Việt Nam chính thức gia nhập chiến dịch Giờ Trái Đất.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Văn bản nói lên ý nghĩa của hoạt động Giờ Trái Đất góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…
- Về nghệ thuật:
+ Dẫn chứng rõ ràng.
+ Thông tin cụ thể.
B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 32
Bài tập: Em hãy liệt kê những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản Giờ Trái Đất.
a. Hướng dẫn giải:
- Đọc kĩ lại văn bản Giờ Trái Đất liệt kê các mốc thời gian có trong bài cụ thể.
- Ví dụ: Vào ngày 31-3-2007 có sự kiện gì?
b. Lời giải chi tiết:
- Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản:
- Tối 29/3, 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới thực hiện chiến dịch Giờ Trái Đất.
- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
- Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”.
- Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”.
- Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a.
- Vào ngày 29-3-2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người.
- Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.
- Cuối 2009, Việt Nam chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 33
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 32: Giờ Trái Đất sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.