Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 12

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 12: Tập làm thơ lục bát được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 sách CD.

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 12

1. Định hướng

a. Yêu cầu khi làm thơ lục bát:

* Sáng tác thơ: "Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Robert Frost, nhà thơ Mỹ). Một bài thơ hay là bài thơ:

* Yêu cầu:

- Về nội dung: Thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị,... về cuộc sống.

- Về nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm.

+ Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, So sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.

+ Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ.

b. Các bước tập làm một bài thơ lục bát:

- Bước 1: Xác định đề tài:

+ Đề tài có thể là cảm xúc, suy tư về những cái ta nhìn thấy, cảm nhận, tưởng tượng. Ví dụ:

  • Một giọt sương đọng trên cành hoa có thể gợi cho ta cảm xúc về cái đẹp mong manh.
  • Những cánh diều chao liệng có thể gợi cho ta những suy ngẫm về ước mơ.

- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ:

+ Nhớ lại những sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên đã để lại cho em cảm xúc sâu sắc.

+ Suy nghĩ về cảm xúc em muốn chia sẻ, muốn viết ra.

+ Liệt kê tất cả từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng nào nảy sinh trong đầu em.

- Bước 3: Làm thơ lục bát:

+ Từ những hình ảnh, ý tưởng em hãy thể hiện từng dòng thơ.

+ Lần lượt đến các tiếng của dòng thơ, đảm bảo đúng quy tắc gieo vần, thanh điệu hài hòa.

+ Dùng những biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp,... để tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ.

+ Đọc diễn cảm bài thơ, xem đã đúng với cảm xúc em muốn thể hiện chưa?

+ Sử dụng lại quy trình trên để viết các câu tiếp theo.

- Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ:

+ Đọc diễn cảm bài thơ bằng giọng điệu phù hợp.

+ Điều chỉnh bài thơ phù hợp.

+ Chia sẻ với người thân về bài thơ của em.

2. Thực hành

a. Những câu thơ có nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc phù hợp:

(1) Con đường rợp bóng cây xanh

Âm thanh ríu rít trên cành cây cao.

(2) Tre xanh xanh tự thuở nào

Thân dù gầy guộc mà sao kiên cường.

(3) Phượng đang thắp lửa sân trường

Gợi nhiều kỉ niệm vấn vương học trò.

(4) Bàn tay mẹ dịu dàng sao

Ru con khôn lớn biết bao tháng ngày.

b. Viết một bài thơ lục bát (ngắn dài tùy ý) về cha mẹ, ông và hoặc thầy, cô giáo:

- Chuẩn bị:

  • Em muốn viết bài thơ về ai (cha mẹ, ông bà hay thầy cô)?
  • Những điều em ấn tượng về người đó là gì (tình cảm yêu thương, hình dáng, cử chỉ, hành động....)?

- Viết bài thơ:

  • Bắt đầu bằng hình ảnh của người em muốn viết (ví dụ: Bàn tay mẹ chắn mưa sa) hoặc hành động, suy nghĩ, tình cảm em dành cho người ấy (ví dụ: Con về thăm mẹ chiều đông)...
  • Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện hình ảnh người mà em muốn viết và diễn tả tình cảm của em với người đó. Thử vận dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ…
  • Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ lục bát.

- Kiểm tra và chỉnh sửa:

  • Đọc lại bài thơ lục bát của em.
  • Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp và luật bằng trắc của thơ lục bát chưa? Có mặc lỗi chính tả không?
  • Bài thơ tập trung thể hiện về người em chọn viết và tình cảm của em với người đó không?
  • Có nên thay thế từ ngữ nào để bài thơ diễn tả chính xác hoặc hay hơn không?

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 12

Bài tập: Em hãy thử làm một bài thơ lục bát về chủ đề gia đình.

a. Hướng dẫn giải:

Bài thơ lục bát cần đảm bảo theo nội dung và nghệ thuật như sau:

- Về nội dung: Thể hiện được đúng chủ đề gia đình.

- Về nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm.

+ Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, So sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.

+ Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ.

b. Lời giải chi tiết:

Mẹ

Chín tháng từng ngày trôi đi

Thai nhi phát triển dần dần lớn nhanh

Từ khi con được hình thành

Mẹ lòng vui sướng tự hào biết bao.

Mẹ là tia sáng đời con

Là tia sáng đẹp soi đường con đi

Cù lao chín chữ khắc ghi

Tấm lòng của mẹ không gì hoán thay.

(Sưu tầm)

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 13

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 12: Tập làm thơ lục bát sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 15:03 24/01
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 15:03 24/01
      • mineru
        mineru

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 15:03 24/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm