Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn làm bài thi trắc nghiệm Vật lý 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Câu hỏi ôn thi Đại học môn Vật Lí

Câu 1: Dao động cơ là

A. Những chuyển động có giới hạn qua lại quanh một vị trí cân bằng

B. Những chuyển động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau

C. Dao động được mô tả bởi biểu thức dạng sin hoặc côsin đối với thời gian

D. Dao động có chu kì giảm dần theo thời gian

Câu 2: Dao động tắt dần là dao động có

A. Chu kì giảm dần theo thời gian

B. Biên độ giảm dần theo thời gian

C. Tần số giảm dần theo thời gian

D. Pha dao động giảm dần theo thời gian

Câu 3: Trong dao động điều hòa có li độ dạng côsin, khi pha dạo động (wt+ φ)=π/2 thì đại lượng có độ lớn cực đại là

A. Lực kéo về

B. Li độ

C. Vận tốc

D. Gia tốc

Câu 4: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Đúng lúc con lắc qua vị trí có động năng bằng thế năng và đang giãn thì người ta cố định một điểm chính giữa của lò xo, kết quả làm con lắc dao động điều hòa với biện độ A’. Tỉ lệ giữa biên độ A và biên độ A’ bằng

A. 2√2 /√3

B. 8/3

C. 2

D. √2

Câu 5: Một con lắc đơn dao động điều hòa trong trường trọng lực. Biết trong quá trình dao động, độ lớn lực căng dây lớn nhất gấp 1,1 lần độ lớn lực căng dây nhỏ nhất. Con lắc dao động với biên độ góc bằng

A. √3/35

B. √4/33

C. √2/31

D. √3/31

Câu 6: Một con lắc lò xo gồm vật nặng m =100g và lò xo có độ cứng k=100 N/m. Đưa vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn xo = 2cm rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu vo= 20 π (cm/s) theo chiều dương trục tọa độ, lấy π2 =10. Chọn gốc thời gian là lúc x= xo và v =vo. Phương trình dao động của con lắc là

A. x=√2cos (10 πt - π/4)

B. x=√2cos (10 πt + π/4)

C. x=2√2cos (10 πt - π/4)

D. x=√2cos (10 πt + π/4)

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m=0,2kg, lò xo nhẹ có độ cứng k=20N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là u=0,01. Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu có độ lớn vo=1 m/s dọc theo trục lò xo. Con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng

A. 2,4N

B. 1,98N

C. 2N

D. 2,02N

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ

A. Sóng cơ là sự lan truyền của biên độ dao động theo thời gian

B. Sóng cơ lan truyền của dao động theo thời gian trong môi trường đàn hồi

C. Sóng cơ là sự lan truyền của vật chất trong không gian

D. Sóng cơ là sự lan truyền của các phần tử vật chất theo thời gian

Câu 9: Để phân loại sóng ngang, sóng dọc người ta căn cứ vào

A. Tốc độ truyền sóng và bước sóng

B. Phương dao động và phương truyền sóng

C. Phương truyền sóng và bước sóng

D. Phương dao động và tốc độ truyền sóng

Câu 10: Sóng ngang truyền được

A. Trên mặt chất lỏng và trong chất rắn

B. Trong chất khí

C. Trong chân không

D. Trong một môi trường bất kì

Câu 11: Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình trong khoảng thời gian 10s và đo được khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 5m. Tốc độ của sóng này là

A. 1 m/s

B. 2m/s

C. 3m/s

D. 4m/s

Câu 12: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) ; uB = 4cos(40πt + 2π/3) Cho biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Một đường tròn có tâm là trung điểm của AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4cm. Số điểm dao động với biên độ 5cm có trên đường tròn là

A. 30

B. 32

C. 34

D. 36

Câu 13: Để tạo ra được suất điện động dao động điều hòa bởi một khung dây thì từ thông qua khung dây phải

A. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian

B. Biến thiên theo thời gian với quy luật hàm số mũ

C. Không đổi nhưng có cường độ đủ mạnh

D. Biến thiên theo thời gian với quy luật hàm sin hoặc côsin

Câu 14: Cho dòng điện xoay chiều I =Iosinwt chạy qua mạch gồm điện trở R va cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp. Kết luận nào sau đây là đúng

A. uL sơm pha hơn uR góc π/2

B. uL cùng pha với u giữa hai đầu đoạn mạch

C. u giữa hai đầu đoạn mạch chậm pha hơn i

D. uL chậm pha so với I một π/2

Câu 15: Trong 1s dòng điện xoay chiều có tần số f =60Hz đổi chiều bao nhiêu lần

A. 60

B. 120

C. 30

D. 240

Câu 16: Một mạch điện RLC mắc nối tiếp,biết điện áp ở hai đầu điện trở thuần R, hai đầu cuộn cảm thuần L và hai đầu tụ điện C lần lượt bằng 4V, 6V và 9V. Nếu dòng điện qua đoạn mạch có dạng i=√2 coswt (A) và độ tự cảm của cuộn dây là 5,4.10-2H thì điện dung của tụ điên bằng

A. 10-3F

B. 10-2F

C. 10-4F

D. 10-5F

Câu 17: Một đoạn mạch điên gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=20√2 cos2πft (V). Điều chỉnh độ tự cảm sao cho điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ và giữa hai đầu điện trở bằng nhau. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm là

A. 20√2 V

B. 30V

C. 20V

D. 30√2V

Câu 18: Một máy phát điện xoay chiều một pha hoạt động cho suất điện động có giá trị hiệu dụng là E và tần số là f. Nếu cho tốc độ quay của roto tăng lên hai lần thì suất điện động có giá trị hiệu dụng và tần số lần lượt là

A. 2E; 2f

B. E;f

C. 2E;f

D. E/2; f

Câu 19: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi xa với điện áp 2kV. Hiệu suât của quá trình truyền tải là 80%. Muốn hiệu suất của quá trình truyền tải tăng lên đến 95% thì ta phải

A. Giảm điện áp xuống còn 0,5kV

B. Tăng điện áp lên đến 4kV

C. Giảm điện áp xuống còn 1KV

D. Tăn điện ạp lên đến 8kV

Câu 20: Người ta cần truyền một công suất điện bằng đường dây điện một pha 100kV dưới một điện áp hiệu dụng 5kV đi xa. Mạch điện có hệ số công suất cosφ =0,8. Muốn cho tỉ lệ năng lượng hao phí trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây phải thỏa mãn điều kiện nào là đúng nhất?

A. R < 5Ω

B. R > 5Ω

C. R > 16Ω

D. R < 16Ω

Câu 21: Tính chất nào sau đây không phải là của sóng điện từ

A. Không mang theo năng lượng

B. Có thể giao thoa với nhau

C. Bị phản xạ tại bề mặt của kim loại

D. Là sóng ngang

Câu 22: Nguyên tắc thu sóng điện từ vào hiện tượng

A. Bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở

B. Hấp thụ sóng điện từ của môi trường

C. Cộng hưởng điện từ trong mạch LC

D. Giao thoa sóng điện từ

Câu 23: Một mạch dao động LC có L=2mH và C =0,2μF. Cường độ dòng điện cực đại trong cuộn cảm là Io=0,5A. Bỏ qua những mất mát năng lượng trong mạch dao động. Năng lượng của mạch dao động và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện ở thời điểm cường độ dòng điện qua cuộn cảm i= 0,3A là

A. 25 mJ và 40 V

B. 0,25J và 0,4 V

C. 25J và 0,4V

D. 0,25mJ và 40V

Câu 24: Ánh sáng trắng

A. Là ánh sáng có một màu nhất định

B. Không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính

C. Là chùm sáng đơn sắc có tần số như nhau

D. Là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

Câu 25: Khi tăng dần nhiệt độ của khối hidro thì các vạch trong quang phổ của khối hidro nay sẽ xuất hiện

A. Theo thứ tự đỏ, lam, chàm, tím

B. Đồng thời một lúc

C. Theo thứ tự đỏ, chàm, lam, tím

D. Theo thứ tự tím, chàm, lam, đỏ

Câu 26: Khi chiếu chùm sáng đơn sắc từ không khí vào thủy tinh thì

A. Tần số tăng, bước sóng không đổi

B. Tần số giảm, bước sóng tăng

C. Tần số không đổi, bước sóng giảm

D. Tần số không đổi, bước sóng tăng

Câu 27: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng khoảng cách giữa hai khe là 0,9mm. Hai khe đặt cách màn ảnh bằng 1,8m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc λ =0,6um. Vân sáng bậc 4 cách vân sáng chính giữa một khoảng là

A. 4,8mm

B. 2,4mm

C. 1,2mm

D. 3,6mm

Câu 28: Trong một thí nghiệm với hai khe Y-âng cách nhau a=1,2m, trên màn quan sát đặt cách hai khe một khoảng D =0,9m, người ta đếm được 6 vân sáng mà hai vân ngoài cùng cách nhau 2,4mm. Bước sóng λ của ánh sáng là

A. 0,45μm

B. 0,66μm

C. 0,64μm

D.0,5μm

Câu 29: Hiện tượng bứt electron ra khỏi kim loại khi chiếu sáng kích thích có bước sóng thích hợp lên bề mặt kim loại là hiện tượng

A. Bức xạ

B. Phóng xạ

C. Quang dẫn

D. Quang điện

Câu 30: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại mà gây ra được hiện tượng quang điện

B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại mà gây ra được hiện tượng quang điện

C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khổi kề mặt kim loại đó

D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khổi kề mặt kim loại đó

Câu 31: Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về lân quang

A. Là sự phát quang có thời gian phát quang dài

B. Nó thường xảy ra với chất rắn

C. Chất phát quang loại này gọi là chất lân quang

D. Thời gian phát quang gấp 108 lần thời gian phát quang của hiện tượng huỳnh quang

Câu 32: Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo

A.Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.

B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.

C. Quỹ đạo là một đoạn thẳng

D. Quỹ đạo là một đường hình sin

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các proton

B. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các notron

C. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các proton và electron

D. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các proton và notron

Câu 34: Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

A. Đều không phải là phản ứng hạt nhân

B. Đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng

C. Đều có sự hấp thụ notron chậm

D. Đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

Câu 35: Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho

A. Một proton

B. Một notron

C. Một nuclêon

D. Một hạt trong 1 mol nguyên tử

Câu 36: Nguyên tử số đặc trưng cho

A. Khối lượng nguyên tử

B. Khối lượng riêng của nguyên tử

C. Tính chất vật lí của nguyên tử

D. Tính chất hóa học của nguyên tử

Câu 37: Biết số NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng hạt nhân bằng số khối của nó. Số proton có trong 0,27g Al(27) là

A. 6,826.1022

B. 8,826.1022

C. 9,826.1022

D. 7,826.1022

Câu 38: Trong thực tế vầng màu sặc sỡ mà chúng ta quan sát thấy ở vật nào sau đây không phải là do hiện tượng giao thoa ánh sáng

A. Màng bong bóng xà phòng

B. Những đám mây ngũ sắc khi hoàng hôn

C. Váng dầu mỡ trên mặt nước

D. Mặt ghi đĩa CD

Câu 39: Một khách du lịch đang ngồi trên một chiếc tàu du lịch quanh vịnh Hạ Long nhìn thấy một chiếc phao nổi lên trên mặt biển và thấy nó nhô cao khoảng 6 lần trong 15 giây, coi sóng biển là sóng ngang. Chu kì dao động của sóng khoảng

A. 3s

B. 43s

C. 53s

D. 63s

Câu 40: Hạt nhân Cu có bán kính 4,8.10-15m. Biết 1u=1,66055.10-27kg. Khối lượng riêng của hạt nhân đồng xấp xỉ bằng

A. 2,259.1017 kg/m3

B. 2,259.1027 kg/m3

C. 2,259.1010 kg/m3

D. 2,259.1014 kg/m3

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Vật Lí

Câu12345678910
Đáp ánABCACCBBBA
Câu11121314151617181920
Đáp ánBBDABAAABD
Câu21222324252627282930
Đáp ánACDDACACDA
Câu31323334353637383940
Đáp ánDDDDCDDBAA

3. Hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Vật Lí

Câu 4:

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

Câu 5:

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

Câu 7:

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

Câu 23:

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

Câu 27:

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

Câu 32:

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

Câu 37:

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

Câu 40:

Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Vật Lí có đáp án - Đề số 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật lí 12

    Xem thêm