Phong trào hiến chương là phong trào cách mạng đòi cải cách dân chủ của công nhân Anh trong những năm 30 - 40 thế kỉ 19. Trung tâm tổ chức là Hội Liên hiệp Công nhân Luân Đôn, thành lập năm 1836, do một người thợ thủ công đứng đầu. Tháng 5.1838, ban lãnh đạo Hội đã gửi tới Nghị viện Anh bảnkiến nghị Hiến chương nhân dân, gồm 6 điểm: quyền phổ thông đầu phiếu cho nam giới đủ 21 tuổi; bỏ phiếu kín; các khu vực bầu cử ngang nhau; bãi bỏ chế độ phải đưa tài sản ra để đảm bảo tư cách bầu cử đối với mỗi ứng cử viên ứng cử nghị sĩ; tiền lương của nghị sĩ; hàng năm bầu cử Nghị viện.
phong trào cách mạng đòi cải cách dân chủ của công nhân Anh trong những năm 30 - 40 thế kỉ 19. Trung tâm tổ chức là Hội Liên hiệp Công nhân Luân Đôn, thành lập năm 1836, do một người thợ thủ công đứng đầu. Tháng 5.1838, ban lãnh đạo Hội đã gửi tới Nghị viện Anh bảnkiến nghị Hiến chương nhân dân, gồm 6 điểm: quyền phổ thông đầu phiếu cho nam giới đủ 21 tuổi; bỏ phiếu kín; các khu vực bầu cử ngang nhau; bãi bỏ chế độ phải đưa tài sản ra để đảm bảo tư cách bầu cử đối với mỗi ứng cử viên ứng cử nghị sĩ; tiền lương của nghị sĩ; hàng năm bầu cử Nghị viện.
Phong trào diễn ra bằng các bản kiến nghị (có hàng triệu chữ kí), những cuộc mít tinh, biểu tình khổng lồ, với những khẩuhiệuđấutranhcho việc thực hiện Hiến chương nhân dân. Tháng 5.1839, bản kiến nghị thứ nhất được gửi tới Nghị viện. Ngày 3.5.1842, phái Hiến chương gửi cho Nghị viện bản kiến nghị thứ hai, gồm một số yêu sách xã hội (rút ngắn ngày lao động, tăng lương, vv.) nhưng bị bác bỏ. Đáp lại, phái Hiến chương tiến hành tổng bãi công trong toàn quốc. Chính phủ đàn áp dã man nhưng sau đó Nghị viện cũng buộc phải thông qua đạo luật rút ngày lao động của công nhân xuống 10 giờ. Năm 1848, bản kiến nghị thứ ba lại bị bác bỏ. Phong trào đi vào thoái trào. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của PTHC là tình trạng không có cương lĩnh, sách lược rõ ràng và không có sự lãnh đạo của một chính đảng vô sản. Lênin nhận định PTHC là “Phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính quần chúng và có hình thức chính trị”.