Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự khác nhau giữa Đồng hóa và Dị hóa

Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Việc sử dụng hai từ này như thế nào để không bị nhầm lẫn? VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. “Đồng hóa” là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt, nghĩa của từ Đồng hóa là làm thay đổi bản chất bên trong của một sự vật, hiện tượng khác biệt giống với một sự vật, hiện tượng mà chủ thể khác, làm mất đi tính chất ban đầu và giống y hệt với tính chất của chủ thể mới. Đồng hóa mang tính chất rộng lớn, số lượng nhiều, biến đổi theo một khuôn mẫu có sẵn.

“Đồng hóa” không phải chỉ sự biến đổi bên ngoài mà là sự biến đổi bản chất bên trong. Khi thay đổi, sự vật hiện tượng cũ đã mất đi bản chất vốn có mà thay thế vào đó là bản chất mới, khác biệt.

Đồng hóa là chỉ một quá trình nhất định, thời gian dài để sự vật này có thể biến đổi giống với sự vật kia. Quá trình đồng hóa diễn ra theo ý muốn chủ quan của con người hoặc dưới sự tác động khách quan của thế giới quan bên ngoài.

2. “Dị hóa” là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, dị hóa cũng là một quá trình biến đổi từ sự vật hiện tượng này, sang một sự vật hiện tượng khác. Tuy nhiên, quá trình biến đổi này có sự khác biệt, thay thế, thêm vào hoặc mất đi, không giống hoàn toàn với sự vật hiện tượng mong muốn hướng đến.

Quá trình dị hóa hình thành và phát triển, xảy ra có những thay đổi không thể dự đoán được. Những thay đổi trong quá trình dị hóa thường là những thay đổi theo chiều hướng xấu đi, không nằm trong sự tính toán, dữ liệu của con người.

3. Sự khác nhau giữa đồng hóa, dị hóa trong hoàn cảnh sử dụng

Trong lịch sử

Từ ngữ đồng hóa được sử dụng phổ biến trong các bài học lịch sử Việt Nam khi nhắc về 1.000 năm đô hộ của thực dân Pháp lên đất nước ta. “Vì sao thực dân Pháp muốn đồng hóa dân tộc ta?” – Đó là một câu hỏi mà nhiều giáo viên lịch sử đã đưa ra đối với học sinh. Bạn hiểu như thế nào và trả lời ra sao về câu hỏi này?

Đồng hóa dân tộc bao gồm đồng hóa tự nhiên và đồng hóa cưỡng chế. Đồng hóa tự nhiên là quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu sự ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần mất đi bản sắc của mình, cuối cùng B bị đồng hóa.

Đồng hóa cưỡng chế là sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ bé hơn chấp nhận sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn.

Theo đó, đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra trong giai đoạn lịch sử. Dân tộc bị áp bức bị đồng hóa văn hóa, đồng hóa ngôn ngữ. Đồng hóa chính là việc dân tộc bị áp bức phải sử dụng chữ viết của dân tộc áp bức, sống và theo cách phong tục tập quán và xóa bỏ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc bị áp bức.

Trong lịch sử phong kiến đã chứng kiến nhiều dân tộc lớn đi đô hộ những dân tộc dân nhỏ hơn. Trong quá trình đô hộ, chúng sử dụng biện pháp đồng hóa dân tộc để đàn áp. Ví dụ, dân tộc Việt Nam chịu ách đô hộ 1.000 năm của Trung Quốc. Chúng sang xâm lược nước ta và sử dụng biện pháp đồng hóa dân tộc lên nhân dân An Nam. Chúng bắt dân ta phải dụng chữ Hán thay vì chữ Nôm, nói tiếng Hán thay vì tiếng Việt, mặc trang phục người Hán thay vì trang bị người Việt,… Từ đó, “đồng hóa” xuất hiện trong lĩnh vực lịch sử như là một minh chứng cho thời kỳ đấu tranh thoát khỏi áp bức, bức lột của giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Thế nhưng, sau hợp 1.000 bị đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân Pháp, dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa, vẫn giữ được vẹn nguyên bản sắc dân tộc.

Từ đồng hóa được sử dụng trong kiến thức lịch sử để minh chứng cho sự kiên cường, tự tôn dân tộc của con người Việt Nam.

Một ví dụ khác, trong lịch sử Trung Quốc, dân tộc Mãn chiếm Trung Quốc và lập triều đại nhà Thanh đã lập tức đồng hóa dân tộc Hán: cưỡng chế đàn ông phải cạo nửa đầu và để đuôi sam, thay chữ Hán bằng chữ Mãn. Quá trình đồng hóa kéo dài 100 năm. Sau đó, khi nhà Thanh thành lập, tiếng Mãn và chữ Mãn đã biến mất. Thay vào đó, nhà Thanh đã đồng hóa ngược trở lại nhà Mãn.

Có thể thấy, quá trình đồng hóa có thể lập đi lập lại, diễn ra trong một thời gian dài. Từ “Đồng hóa” đã xuất hiện trong từ điển tiếng Việt từ rất lâu.

Trong sinh học

Đồng hóa (anabolism) hoặc sinh tổng hợp (biosynthesis) là tập hợp các phản ứng sinh hóa nhằm mục đích xây dựng các phần tử lớn, phức tạp từ các thành phần nhỏ, đơn giản để tích lũy năng lượng.

Đây là quá trình biến đổi các chất không đặc hiệu trong thức ăn như glucid, lipid,từ các nguồn thực vật, động vật, vi sinh vật, thành các chất hữu cơ khác đặc hiệu của cơ thể. Đặc điểm của quá trình này là thu năng lượng. Năng lượng cần thiết cung cấp cho các phản ứng tổng hợp trên chủ yếu là nhờ vào sự thủy phân của ATP.

Dị hóa (catabolism) là tập hợp các phản ứng sinh hóa nhằm mục đích phá vỡ các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn để giải phóng năng lượng cho hoạt động sống.

Đây là quá trình phân giải các chất dự trữ, đặc trưng của cơ thể thành các sản phẩm phân tử nhỏ không đặc trưng và tạo những chất thải (carbon dioxide, ure, amoniac, axit axetic,…) ra môi trường.

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” – Đó là câu tục ngữ ông cha ta nói về sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt. Sự khác nhau đồng hóa, dị hóa mang tới nhiều ý nghĩa trong các sử dụng. Bạn hiểu rõ về nghĩa của hai từ này thì sẽ sử dụng chúng một cách thành thạo.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sự khác nhau giữa Đồng hóa và Dị hóa. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về khái niệm đồng hóa và dị hóa. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục hỏi đáp thắc mắc để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hỏi - Đáp thắc mắc

    Xem thêm