Thực hành Tiếng Việt trang 26

Lý thuyết Ngữ văn 7 bài Thực hành Tiếng Việt trang 26 tóm tắt kiến thức cơ bản được học trong bài như Ngôn ngữ vùng miền, Từ địa phương, kèm theo đó là bài tập minh họa giúp các em vận dụng lý thuyết vào làm bài tập dễ dàng hơn. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Ngôn ngữ vùng miền

- Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương tiện ngữ âm và từ vựng.

- Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương.

- Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.

2. Từ địa phương

- Mỗi vùng miền cả một số từ ngữ riêng biệt, thường gọi là từ ngữ địa phương. Những từ ngữ đó phát sinh từ những nét riêng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí và phong tục tập quán của cư dân địa phương. Từ địa phương rất đa dạng, thể hiện ở các mặt ngữ âm và từ vựng:

a. Về mặt ngữ âm

- Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

Ví dụ:

Mặc dù cùng viết là ra nhưng người ở phần lớn các tỉnh miền Bắc phát âm giống như da, còn người miền Trung và miền Nam phát âm là ra; cùng viết là vui nhưng người miền Nam phát âm giống như dui, còn người miền Bắc và miền Trung phát âm là vui,...

b. Về mặt từ vựng

- Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương).

Ví dụ:

Từ thầy, u (từ dùng ở một số tỉnh miền Bắc); bọ, mạ (từ dùng ở một số tỉnh miền Trung, tiêu biểu là Quảng Bình); tía, má (từ dùng ở nhiều tỉnh miền Nam) được dùng để gọi cha, mẹ.

Lưu ý: Trong tác phẩm văn học, việc sử dụng một số từ ngữ địa phương phản ánh cách nói của nhân vật, của người dân ở địa phương nhất định; đồng thời, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ địa phương cũng cần có chừng mực; nếu không, sẽ gây khó khăn cho người đọc và hạn chế sự phổ biến của tác phẩm.

II. Bài tập minh họa

Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

(Tố Hữu, Bầm ơi)

Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình Trị Thiên,
Cho bầy tui nghe
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
(Theo Nguyên Hồng, Nhớ)

-------------------------------------------

Trên đây là Lý thuyết Ngữ văn 7 bài Thực hành Tiếng Việt trang 26, hy vọng đây là tài liệu hay giúp các em ghi nhớ kiến thức được học về ngôn ngữ vùng miền và từ địa phương, từ đó dễ dàng làm các bài tập liên quan và học tốt Văn 7 hơn.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 7 khác như Văn mẫu lớp 7, Toán 7 , Khoa học tự nhiên 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được biên soạn và cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 7

Nhóm Sách Cánh diều THCS

Đánh giá bài viết
1 371
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 7 tập 1 CD

    Xem thêm