Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân
Nhà văn Nguyễn Tuân
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân được VnDoc tổng hợp trong bài viết dưới đây, giúp các em không chỉ hiểu rõ về nhà văn mà còn nắm được phong cách sáng tác, hỗ trợ quá trình tìm hiểu các tác phẩm nổi tiếng Nguyễn Tuân trong quá trình học tốt môn Văn.
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Thảo
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Paul Eluard
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy. Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua… Trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như tìm hiểu những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Tuân trong chương trình học môn Ngữ Văn.
Tóm tắt lý lịch Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
Nguyễn Tuân trưởng thành trong một nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Cha của ông tên Nguyễn An Lan – một nhà nho tài hoa và yêu nước sống dưới chế độ thực dân phong kiến. Ngay từ lúc nhỏ Nguyễn Tuân đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cha của mình. Thời niên thiếu cuộc sống gia đình của Nguyễn Tuân rất vất vả thế nên ông phải di cư đi nhiều tỉnh khác nhau và nơi ông sống lâu nhất là Thanh Hóa.
Sinh ra trong thời kì nước mất nhà tan thế nên Nguyễn Tuân đã ý thức rất sớm về lòng yêu quê hương, đất nước. Khi ông học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Và rồi ông phải đi tù, sau khi ra tù Nguyễn Tuân bén duyên với sự nghiệp viết lách và ông bắt đầu sáng tác.
Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như Vang bóng một thời, Một chuyến đi,…
Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng, ông được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Trong các tác phẩm hầu hết thuộc thể loại tùy bút và kí, đây cũng chính là thế mạnh của ông. Phong cách văn chương của Nguyễn Tuân mang một chút độc đáo và phong phú trong ngôn ngữ. Nhà văn Nguyễn Tuân còn sử dụng một số bút danh khác để sáng tác như: Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật.
Nhà văn Nguyễn Tuân bắt đầu sáng tác từ năm 1935, tuy nhiên các tác phẩm của ông chưa được đánh giá cao. Cho đến năm 1938, Nguyễn Tuân mới gây ấn tượng với một số tác phẩm xuất sắc, điển hình là Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân chia thành hai giai đoạn:
Trước cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông được gói gọn trọng một chữ "Ngông".
Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Các tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, viết nhiều về đề tài quê hương đất nước, nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật...
Ông là một trong 9 tác giả tiêu biểu được đưa vào Sách giáo khoavăn học Việt Nam. Ngày nay, tên ông còn được đặt tên cho con đường ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nhà văn Nguyễn Tuân qua đời ngày 08/07/1987, tại Hà Nội, hưởng thọ 77 tuổi.
Những tác phẩm nổi tiếng:
- Ngọn đèn dầu lạc (1939)
- Vang bóng một thời (1940)
- Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
- Tàn đèn dầu lạc (1941)
- Một chuyến đi (1938)
- Tùy bút (1941)
- Thiếu quê hương (1940)
- Tóc chị Hoài (1943)
- Tùy bút II (1943)
- Nguyễn (1945)
- Chùa Đàn (1946)
- Đường vui (1949)
- Tình chiến dịch (1950)
- Thắng càn (1953)
- Chú Giao làng Seo (1953)
- Đi thăm Trung Hoa (1955)
- Tùy bút kháng chiến (1955)
- Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
- Truyện một cái thuyền đất (1958)
- Tùy bút Sông Đà (1960)
- Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
- Ký (1976)
- Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)
- Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)
- Tú Xương
- Yêu ngôn (2000, sau khi mất)
- Ký Cô Tô (1965)
Nguyễn Tuân thời trẻ
Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho. Từ nhỏ, Nguyễn Tuân đã cùng gia đình đi “tha hương” ở nhiều nơi như Nam Định, Thanh Hoá và cả các tỉnh miền nam.
Năm 1929, khi đang học năm cuối tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay, thì Nguyễn Tuân bị nhà trường đuổi học, vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt.
Không lâu sau, ông bị tù vì vượt biên tới Thái Lan mà không có giấy phép. Ông được thả ra nhưng lại bị bắt vào năm 1941.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân nhé.
Tác phẩm Người lái đò sông Đà
- Soạn bài Người lái đò sông Đà
- Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà
- Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
- Sơ đồ tư duy Người lái đò sông đà
- Sơ lược Người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân)
- Soạn văn 12 bài: Người lái đò sông Đà
- Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông đà
- Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân