Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Dáng hình ngọn gió lớp 5

Trắc nghiệm Dáng hình ngọn gió lớp 5 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Học sinh đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

DÁNG HÌNH NGỌN GIÓ

Bầu trời rộng thênh thang
Là căn nhà của gió
Chân trời như cửa ngõ
Thả sức gió đi về

Nghe lá cây rầm rì
Ấy là khi gió hát
Mặt biển sóng lao xao
Là gió đang dạo nhạc

Những ngày hè oi bức
Cứ tưởng gió đi đâu
Gió nép vào vành nón
Quạt dịu trưa ve sầu

Gió còn lượn lên cao
Vượt sông dài biển rộng
Cõng nước làm mưa rào
Cho xanh tươi đồng ruộng

Gió khô ô muối trắng
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao giờ mệt!
Nhưng đố ai biết được
Hình dáng gió thế nào.

Đoàn Thị Lam Luyến

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1: Bài thơ "Dáng hình ngọn gió" được viết theo thể thơ gì?
  • Câu 2: Liệt kê các từ láy có trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2.
  • Câu 3: Hai dòng thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

    Bầu trời rộng thênh thang
    Là căn nhà của gió

  • Câu 4: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

    Chân trời như cửa ngõ
    Thả sức gió đi về

  • Câu 5: Ở khổ thơ 1 và khổ thơ 2, tác giả đã nhân hóa "gió" bằng cách nào?
  • Câu 6: Em hiểu cụm từ in đậm trong dòng thơ sau như thế nào?

    Quạt dịu trưa ve sầu

  • Câu 7: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ sau (HS có thể chọn nhiều đáp án)

    Những ngày hè oi bức

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm