Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 22

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: D

B1. Xem kí hiệu cây cà phê ở trang 3 (kí hiệu chung).

B2. Xác định các khu vực trồng cà phê. Kí hiệu cây cà phê phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên. Vì vậy, Tây Nguyên là vùng có diện tích trồng cây cà phê lớn nhất nước ta (nhờ đất badan màu mỡ trên bề mặt cao nguyên xếp tầng).

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết đậu tương được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

A.. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: A

B1. Xem kí hiệu đậu tương ở trang 3 (kí hiệu chung).

B2. Xác định các khu vực trồng đậu tương. Trung du miền núi Bắc Bộ sản xuất nhiều đậu tương nhất.

Câu 3. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là

A. Đăk Lăk B. Bình Phước C. Nghệ An D. Lâm Đồng

Đáp án: B

B1. Quan sát cột biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm (màu cam).

B2. Xác định diện tích cây công nghiệp lâu năm ở 4 tỉnh và so sánh tìm ra tỉnh dẫn đầu. Bình Phước có diện tích lớn nhất.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là

A. Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Đáp án: B

Dựa vào Atlat ĐLVN trang 18, kí hiệu chăn nuôi bò nhiều nhất ở vùng TDMNBB, DHNTB, Tây Nguyên. Như vậy, vùng nuôi bò nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây cao su được trồng chủ yếu ở vùng nào?

A. Đông Nam Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Đông Bắc

D. Tây Nguyên

Đáp án: A

Giải thích:

B1. Xem kí hiệu cây cao su ở trang 3 (kí hiệu chung).

B2. Xác định các khu vực trồng cây cao su.

- Kí hiệu cây cao su phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Bộ.

- Đông Nam Bộ là vùng có diện tích trồng cây cao su lớn nhất nước ta.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: C

Giải thích:

B1. Xem kí hiệu cây cao su ở trang 3 (kí hiệu chung)

B2. Xác định các khu vực trồng cây cà phê.

- Kí hiệu cây cà phê phổ biến nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích trồng cây cao su lớn nhất nước ta. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái,…

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều trâu ở nước ta là

A. Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 18, kí hiệu chăn nuôi trâu nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Như vậy, vùng nuôi trâu nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 8. Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng là lớn nhất?

A. Lào Cai B. Hà Giang C. Điện Biên D. Lai Châu

Đáp án: B

Giải thích: Xem bảng chú giải tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng, ta thấy ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng là lớn nhất là tỉnh Hà Giang và tỉnh Bắc Giang (từ trên 30 đến 50%).

Câu 9. Do dân số đông nhu cầu lương thực lớn nên để đáp ứng nhu cầu về lương thực thì vùng Đồng bằng sông Hồng đã

A. Nhập khẩu lúa từ các vùng khác vào.

B. Đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.

C. Mở rộng diện tích đất hoang trồng lương thực.

D. Quy hoạch lại các loại đất sản xuất.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung dân số đông nhất cả nước nên nhu cầu về lương thực cũng như đất ở, đất chuyên dụng lớn mà khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế nên cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.

Câu 10. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta thường gắn liền với các khu công nghiệp chế biến nên có tác động nào dưới đây?

A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

B. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

C. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai khí hậu của mỗi vùng.

D. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.

Đáp án: B

Giải thích: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động đến việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Vì nông sản sau khi thu hoạch được chế biến ngay, không mất thời gian và chất bảo quản → chất lượng sản phẩm tăng, chi phí giảm.

Câu 11. Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện điều gì dưới đây?

A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

C. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

D. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Hình thành các vùng chuyên canh (chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực thực phẩm,…) đã thể hiện sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta. Ví dụ: Vùng đồng bằng phát triển các cây công nghiệp hàng năm, cây lúa nước,… vùng núi, cao nguyên trồng các cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su,…

Câu 12. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị: Nghìn tấn)

NămTổng sốLúa đông xuânLúa hè thu và thu đôngLúa mùa
200535832,917331,610436,28065,1
201643609,519404,415010,19195,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Kết hợp. B. Cột. C. Miền. D. Tròn.

Đáp án: D

Giải thích:

- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.

- Yêu cầu đề bài: thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu, có 2 mốc năm (2005, 2016).

Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016 là dạng biểu đồ tròn (cụ thể là biểu đồ tròn nhưng có qui mô khác nhau).

Câu 13. Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là do

A. Nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao bằng nuôi bò.

B. Đàn trâu bị chết nhiều do dịch lở mồm nong móng.

C. Điều kiện khí hậu không thích hợp cho trâu phát triển.

D. Nhu cầu sức kéo giảm và dân ta ít có tập quán ăn thịt trâu.

Đáp án: D

Giải thích: Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là do nhu cầu sức kéo giảm (sức trâu được thay thế bởi máy móc – cơ giới hóa trong nông nghiệp), chăn nuôi trâu phân bố chủ yếu ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu về sức kéo. Đồng thời nhân dân ta ít có tập quán ăn thịt trâu (chủ yếu ăn thịt lợn, gia cầm, bò, thủy sản,…).

Câu 14. Do nhu cầu ngày càng tăng về thịt, trứng nên ngành chăn nuôi

A. Gia súc và gia cầm ngày càng tăng lên.

B. Chăn nuôi gia súc lớn ngày càng tăng.

C. Chăn nuôi gia súc nhỏ không ngừng tăng lên.

D. Gia cầm ở nước ta ngày càng tăng.

Đáp án: D

Giải thích: Gia cầm là nguồn cung cấp thịt, trứng chủ yếu ở nước ta. Thị trường tiêu thụ lớn sẽ có tác động thúc đẩy chăn nuôi không ngừng phát triển, đặc biệt là gia cầm.

Câu 15. Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng, chủ yếu là do

A. Gần nơi chế biến, giao thông thuận lợi.

B. Thị trường lớn, nguồn thức ăn đảm bảo.

C. Nguồn thức ăn lớn, khí hậu thuận lợi

D. Có diện tích chăn nuôi, gần nơi tiêu thụ.

Đáp án: B

Giải thích: Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng, chủ yếu là do đồng bằng tập trung đông dân cư, là nơi sản xuất nhiều lương thực, rau màu, nơi có nguồn thức ăn đảm bảo và nơi có thị trường lớn. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng trọng điểm về lợn và gia cầm ở nước ta.

Câu 16. Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở đồng bằng sông Hồng là

A. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.

B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.

C. Do đất đai ở đây sớm bạc màu.

D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung dân số đông nhất cả nước nên nhu cầu về lương thực cũng như đất ở, đất chuyên dụng lớn. Trong khí đó, khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế nên cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.

Câu 17. Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn hiện nay là

A. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.

B. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo

C. Công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức

D. Giá thành sản phẩm còn cao

Đáp án: C

Giải thích: Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là hàng tươi sống và khó bảo quản (thịt, trứng, sữa). Đòi hỏi yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nghiêm ngặt. Đây là khó khăn lớn nhất của nước ta khi xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang thị trường nước ngoài.

Câu 18. Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là

A. Cơ sở thức ăn đảm bảo tốt.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm.

C. Nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao.

D. Dịch vụ thú ý phát triển

Đáp án: A

Giải thích: Ngành chăn nuôi nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào cơ sở thức ăn => Vì vậy để thúc đẩy chăn nuôi phát triển thì điều kiện quan trọng nhất đảm bảo tốt cơ sở thức ăn.

Câu 19. Đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì

A. Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.

B. Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.

C. Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Nguồn thức ăn chủ yếu của đàn lợn là các phụ phẩm của ngành trồng trọt (ngô, lúa, rau màu). Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng trọng điểm lương thực của nước ta. Vì vậy đàn lớn phân bố chủ yếu ở 2 vùng này.

Câu 20. Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

A. Có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt

B. Nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng

C. Dịch vụ thú y được chú trọng phát triển

D. Chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước

Đáp án: B

Giải thích: Gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu ở nước ta => Thị trường tiêu thụ lớn sẽ có tác động thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

Câu 21. Hạn chế chủ yếu của sản phẩm xuất khẩu ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

A. Chưa đảm bảo quy chuẩn quốc tế.

B. Giá thành sản phẩm chăn nuôi còn cao.

C. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.

D. Chủ yếu là sản phẩm từ gia súc lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Do sự hạn chế về công nghiệp chế biến, bảo quản các sản phẩm sau chế biến, thu hoạch nên chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế chưa đảm bảo các quy chuyển quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu chưa đảm bảo các quy chuẩn quốc tế là hạn chế cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay.

Câu 22. Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp là do

A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm, trồng và chế biến giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

B. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm, giá trị sản xuất và thời gian thu hoạch cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu thu ngoại tệ, trồng và chế biến thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm, có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, ô nhiễm môi trường, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: C

Giải thích: Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp vì:

- Cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên lệu cho công nghiệp chế biến, đem lại nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều).

- Cây công nghiệp lâu năm là thế mạnh lớn và nổi trội nhất ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta (với diện tích đồi núi lớn, đất feralit và đất badan phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới thuận lợi). Trong tổng 2,5 triệu ha cây công nghiệp thì có hơn 1,6 triệu ha cây công nghiệp lâu năm (>65%).

- Các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, dừa… mang lại giá trị xuất khẩu lớn, có vị thứ hàng đầu trên thế giới (hồ tiêu, điều, cà phê). Trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân.

Câu 23. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm

B. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.

Đáp án: D

Mục đích chủ yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm, thu nhiều lợi nhuận. So với cây công nghiệp hằng năm, nhóm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta cung cấp nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu lớn (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn => Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm cao hơn và đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu cây công nghiệp.

Câu 24. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là

A. Phát triển thêm các đồng cỏ

B. Đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi

C. Đảm bảo chất lượng con giống

D. Phát triển dịch vụ thú y

Đáp án: B

Vấn đề cần chú ý đầu tiên trong việc phát triển đàn gia súc ở nước ta hiện nay là đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi. Vì đặc trưng của chăn nuôi ở nước ta là phụ thuộc nhiều vào cơ sở thức ăn.

Câu 25. Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

A. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

B. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

C. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

D. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

Đáp án: A

Gợi ý: Liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi ở nước ta.

Giải thích: Cả 4 nhận định đều là những nguyên nhân để ngành chăn nuôi phát triển nhưng nhân tố quyết định nhất tới ngành chăn nuôi là nguồn thức ăn cho động vật. Nguồn thức ăn ngày càng được đảm bảo, từ nguồn thức ăn tự nhiên đến thức ăn công nghiệp.

Câu 26. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là

A. Hiệu quả kinh tế thấp.

B. Đồng cỏ hẹp.

C. Nhu cầu về sức kéo giảm.

D. Không thích hợp với khí hậu.

Đáp án: C

Câu 27. Tại sao ở nước ta, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

A. Cơ sở thức ăn chưa được đảm bảo.

B. Người dân chưa có kinh nghiệm.

C. Đông dân, nhu cầu lương thực cao.

D. Dịch vụ giống, thú ý chưa tiến bộ.

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt. Ở nước ta lương thực sản xuất ra chủ yếu dành cho con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi. Hiện nay, an ninh lương thực được đảm bảo nên ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.

Câu 28. Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NƯỚC NĂM 2000 – 2015

NămTổng diện tích (nghìn ha)Tổng sản lượng (nghìn tấn)
20007666,332529,5
20057329,235832,9
20107489,440005,6
20137902,544039,1
20157830,645105,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015?

A. Cột B. Đường C. Miền D. Tròn

Đáp án: B

Giải thích: Xác định từ khóa:

- Thể hiện “tốc độ tăng trưởng”.

- Trong nhiều năm (5 năm).

=> Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong nhiều năm là biểu đồ đường (đường biểu diễn).

Câu 29. Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với

A. Bảo vệ và phát triển rừng

B. Vấn đề thuỷ lợi

C. Sản xuất lương thực và thực phẩm

D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư

Đáp án: A

Giải thích: Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp ở vùng núi đồng nghĩa với hoạt động khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng. Do đó cần phải chú ý đến việc bảo vệ và phát triển rừng.

Câu 30. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải

A. Hoàn thiện công nghệ chế biến

B. Có chính sách phát triển cây công nghiệp

C. Mở rộng thị trường tiêu thụ.

D. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện nay nước ta chủ yếu xuất khẩu thô các sản phẩm nông sản, chất lượng sản phẩm còn thấp. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản cần đầu tư công nghệ chế biến nông sản (phơi, sấy, bảo quản, chế biến,…) hiện đại hơn nhằm giữ được chất lượng, dinh dưỡng của sản phẩm, tăng thời gian sử dụng.

Câu 31: Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng

A. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng

B. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm

C. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cùng tăng

D. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cung giảm

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/83 địa lí 12 cơ bản.

Câu 32: Từ năm 1990 đến năm 2005, trong ngành trồng trọt hai nhóm cây trồng có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất là

A. Cây công nghiệp, cây rau đậu

B. Cây lương thực, cây công nghiệp

C. Cây rau đậu, cây ăn quả

D. Cây lương thực, cây ăn quả

Đáp án: A

Giải thích: Từ năm 1990 đến năm 2005, trong ngành trồng trọt hai nhóm cây trồng có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất là cây công nghiệp và cây rau đậu. Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác đều có tỉ trọng giảm.

Câu 33: Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì

A. Điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp cho sản xuất lương thực

B. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu

C. Do thiếu lao động trong sản xuất lương

D. Do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/93 địa lí 12 cơ bản.

Câu 34: Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là

A. Bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa

B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân

C. Diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi

D. Đảm bảo nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới

Đáp án: D

Giải thích: Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước và luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới.

Câu 35: Việc mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực của nước ta trong giai đoạn 1990 đến năm 2005 diễn ra chủ yếu ở

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Các đồng bằng duyên hải miền Trung

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Miền núi và trung du

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/94 địa lí 12 cơ bản.

Câu 36: Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất

B. Mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực

C. Đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi

D. Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp

Đáp án: A

Giải thích: Diện tích đất có hạn, chính vì vậy để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước xen các cây hoa màu (ngô, khoai,…).

Câu 37: Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1, SGK/94 địa lí 12 cơ bản.

Câu 38: Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do

A. Tăng diện tích canh tác

B. Tăng năng suất cây trồng

C. Đẩy mạnh khai hoang phục hóa

D. Tăng số lượng lao động trong ngành trồng lúa

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/94 địa lí 12 cơ bản.

Câu 39: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. Có năng suất lúa cao hơn

B. Có diện tích trồng cây lương thực lớn

C. Có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn

D. Có trình độ thâm canh cao hơn

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phù sa màu mỡ rất lớn thích hợp trồng các cây lương thực, đặc biệt là cây lúa nước. Chính vì vậy, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực và có sản lượng lương thực lớn nhất nước ta.

Câu 40: Các loại cây công nghiệp thường được trồng ở vùng đồng bằng là

A. Cói, đay, mái, lạc, đậu tương

B. Mía, lạc đậu tương, chè, thuốc lá

C. Mía lạc, đậu tường, điều, hồ tiêu

D. Điều, hồ tiêu, dâu tằm, bông

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/95 địa lí 12 cơ bản.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm