Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 12

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12.

Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Câu 1: Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào dưới đây?

A. Đai xích đạo gió mùa

B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

C. Đai nhiệt đới gió mùa

D. Đai ôn đới gió mùa trên núi

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3, SGK/51 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình

A. Dưới 500 – 600m

B. Dưới 600-700m

C. Dưới 700 – 800m

D. Dưới 800-900m

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 – ý a, SGK/51 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao?

A. 600-700m B. 700-800m C. 800-900m D. 900-1000m

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 – ý a, SGK/51 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Trong đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có đặc điểm

A. Nóng, ẩm quanh năm

B. Mà hạ nóng (trung bình tháng trên 25oC). độ ẩm thay đổi tùy nơi

C. Mát mẻ (không tháng nào trên 25oC). lượng mưa, ẩm lớn

D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 – ý a, SGK/51 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm

A. Rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

B. Rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới gió mùa

C. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộngthường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa

D. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt đới lá rộng

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 – ý a, SGK/51 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Ở vùng đồi núi thấp, nhóm chủ yếu là

A. Đất cát B. Đất phèn C. Đất feralit D. Đất mùn thô

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 – ý a, SGK/51 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Ở miền Bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao

A. từ 600-700m lên 1600m B. Từ 700-800m lên 2600m

C. Từ 600-700m lên 2600m D. Từ 700-800m lên 1600m

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/51 - 52 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Ở miền Nam đai cận nhiệt gió mùa trên núi có độ cao

A. Từ 600-700m lên 2600m B. Từ 700-800m lên 2600m

C. Từ 800-900m lên 2600m D. Từ 900-1000m lên 2600m

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/51 - 52 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Khí hậu ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm là

A. Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC)

B. Mát mẻ (không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC)

C. Nóng, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đều trên 25oC

D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/51 – 52 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Các hệ sinh thái cận nhiệt đới là rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn xuất hiện ở độ cao?

A. Từ 600-700m đến 1600-1700m

B. Từ 1600-1700m đến 2000m

C. Từ 2000m đến 2600m

D. Từ 2600m trở lên

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/51 - 52 địa lí 12 cơ bản.

Câu 11: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?

A. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC

B. Thực vật gồm các loài ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,…

C. Đất chủ yếu là đất mùn thô

D. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo,…

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/52 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu

A. Mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20oC

B. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông dưới 5oC

C. Mùa hạ nóng (trung bình trên 25oC), mùa đông lạnh dưới 10oC

D. Quanh năm lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 10oC

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/52 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm địa hình cơ bản nào dưới đây?

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng

B. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam

C. Là nơi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 loại đai cao

D. Gồm các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/52 địa lí 12 cơ bản.

Câu 14: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ

B. Trong năm chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt

C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đông lạnh

D. Vào mùa hạ, nhiều nơi có gió fơn (gió Lào) khô nóng hoạt động

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/52 địa lí 12 cơ bản.

Câu 15: Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hình cánh cung

B. Cấu trúc địa hình chủ yếu theo hướng tây bắc – đông nam

C. Các cao nguyên badan xếp tầng

D. Vừa có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước, vừa có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 địa lí 12 cơ bản.

Câu 16: Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Các thung lũng sông lớn có hướng vòng cung

B. Cấu trúc địa chất - địa hình phức tạp

C. Nơi duy nhất có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao

D. Có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: Miền Tây Bắc và Bắc Trung BỘ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên một mùa đông lạnh

B. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa

C. Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt

D. Vào mùa hạ, nhiều nơi chịu tác động mạnh của gió fơn Tây Nam

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 địa lí 12 cơ bản.

Câu 18: Đặc điểm vùng ven biển miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo

B. Có đáy nông, tập trung nhiều đảo và quần đảo ven biển

C. Có nhiều cồn cát, đầm phá

D. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 địa lí 12 cơ bản.

Câu 19: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm địa hình nào dưới đây?

A. Các dãy núi có hướng vòng cung mở ra phái bắc

B. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông cùng hướng tây bắc – đông nam

C. Nơi duy nhất ở Việt Nam có đủ 3 đai cao

D. Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 - 55 địa lí 12 cơ bản.

Câu 20: Miền Nam TRung BỘ và Nam Bộ có khí hậu

A. Xích đạo ẩm

B. Cận xích đạo gió mùa

C. Cận nhiệt đới khô

D. Cận nhiệt đới gió mùa

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 – ý b, SGK/54 - 55 địa lí 12 cơ bản.

Câu 21. Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?

A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.

C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 22. Các dãy núi trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng chủ yếu là

A. Tây bắc - đông nam.

B. Tây nam - đông bắc

C. Vòng cung.

D. Bắc - nam.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 23. Đặc điểm cơ bản về địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. Gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan

B. Không có các sơn nguyên bóc mòn

C. Địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước, hướng tây bắc – đông nam

D. Có dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam

Đáp án: C

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 24. Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. Than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.

B. Đá vôi, quặng sắt, dầu mỏ, kẽm

C. Dầu khí, bôxit, titan, vật liệu xây dựng.

D. Thiếc, đá vôi, apatit, sắt, crôm, dầu khí

Đáp án: A

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 25. Đặc điểm không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp

B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc

C. Địa hình bờ biển gồ ghề, đáy sâu

D. Khoáng sản chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 26. Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là:

A. Đồi núi cao chiếm ưu thế

B. Các dãy núi có hướng vòng cung

C. Địa hình bờ biển đa dạng

D. Chủ yếu là các đồng bằng nhỏ, hẹp

Đáp án: D

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 27. Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với các miền khác là

A. Có đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.

B. Đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển

C. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế

D. Hướng núi nổi bật là hướng vòng cung.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 28. Biểu hiện đúng với khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. Nền nhiệt thấp, mùa đông lạnh

B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn

C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 25ºC

D. Có hai mùa mưa – khô rõ rệt

Đáp án: D

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 29. Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.

B. Các dãy núi có hướng vòng cung.

C. Gồm các bề mặt cao nguyên badan.

D. Đồng bằng mở rộng.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.

Câu 30. Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu cận xích đạo của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Nền nhiệt cao

B. Biên độ nhiệt năm nhỏ

C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 25ºC

D. Hai mùa mưa – khô rõ rệt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm