Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công…. Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng”

Cảm nghĩ về bài ca dao "Người ta đi cấy lấy công.... Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng"

Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về bài ca dao "Người ta đi cấy lấy công.... Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng" được VnDoc sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh mà còn là tài liệu hữu ích dành cho quý phụ huynh cũng như giáo viên sử dụng để kèm các em học thêm. Mời các em cùng quý thầy cô và quý giáo viên tham khảo.

Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về hình ảnh người cha thân yêu

Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về tình mẹ

Văn mẫu lớp 7: Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ "Bánh trôi nước" Hồ Xuân Hương

Đề bài: Cảm nghĩ về bài ca dao "Người ta đi cấy lấy công.... Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng"

Bài làm

Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, có rất nhiều lời ca tiếng hát cất lên nói hộ tấm lòng của con người. Có thể nói đó là nơi giãi bày tình cảm, tâm tư, nguyện vọng thầm kín nhưng chân thành nhất. Mỗi lời ca là một nỗi niềm khác nhau về nguyện ước trong cuộc sống. Bài ca dao:

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Đây là bài ca dao nói lên nguyện ước của người nông dân về thời tiết mưa thuận gió hòa để cuộc sống đỡ nhọc nhằn, vất vả hơn.

Mở đầu bài ca dao là cụm từ "người ta" như chỉ những người khác xung quanh mình. Việc đi cấy là việc làm thường xuyên của người nông dân mỗi khi đến mùa vụ. Đi cấy có thể là cấy cho mình và cấy cho người. Những người thợ đi cấy chỉ việc cấy và "lấy công" khi đã xong việc, không phải bận tâm, lo lắng bất cứ điều gì. Đây là công việc mà người phụ nữ phải làm, phải lo lắng chăm sóc cho cây mạ tốt tươi để cấy xuống đồng có thể phát triển nhanh nhất.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

"Người ta" và "tôi" hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh, chỉ giống nhau về công việc. Khi người ta không phải lo lắng gì khi cấy xong thì "tôi" lại phải "còn trông nhiều bề". Việc cấy lúa đâu phải là việc một sớm một chiều, cấy xong rồi để đó. Mà ngược lại cấy xong còn phải đắn đo suy nghĩ xem thời tiết, thiên nhiên như thế nào, có thuận theo lòng người hay không. Từ "bề" được người xưa dùng rất đúng, rất hợp với hoàn cảnh. Đó chính là trăm nỗi lo, trăm nỗi buồn phiền của người nông dân sau khi cấy lúa xong.

Hai câu này gợi lên hình ảnh một người phụ nữ biết nghĩ chu đáo, biết phán xét, suy nghĩ cho nhưng điều có thể xảy ra sau khi cấy xong. Đó chính là tầm nhìn của người nông dân, tầm nhìn sâu sẽ gắn với nỗi lo dài và triền miên.

Cảm nghĩ bài ca dao Người ta đi cấy lấy công

Những câu ca dao sau đã khái quát đến nỗi lo, sự "trông" của người nông dân:

Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Có thể thấy rằng ấn tượng khi đọc hai câu này lên chính là điệp từ "trông" được lặp đi lặp lại 7 lần chỉ trong hai câu thơ. Điệp từ này có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh, đồng thời liệt kê những nỗi lo mà người nông dân đang phải bồn chồn, suy nghĩ. Sau mỗi từ "trông" sẽ gắn với một nỗi lo. Là lo trời, lo đất, lo mây, lo mưa, lo nắng, lo ngày, lo đêm. Những nỗi lo này cứ chồng chất, triền miên, kéo đến với nhau cùng một lúc. Chỉ mong sao cho thời tiết, cho đất trời có thể chiều theo lòng người, để cho vụ mùa có thể tươi tốt hơn. Có thể nói niềm mong ước bình dị này của người nông dân thật chân thật và đáng trân trọng.

Và nỗi lo của người nông dân như chững lại ở hai câu cuối:

Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

"Chân cứng đã mềm" là một thành ngữ chỉ sức mạnh, ý chỉ của con người. Dù cho khó khăn, vất vả, cực nhọc thì cũng sẽ cố gắng vượt qua. Dù phải đánh đổi, phải cực nhọc cũng sẽ quyết tâm trải qua. Đây là một ý chí thực sự đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

Chỉ trong hai câu ca dao nhưng dùng đến hai thành ngữ, có thể thấy rằng nỗi mong ước, khát vọng mưa thuận gió hòa, thiên nhiên ủng hộ, thời tiết hòa thuận thì người nông dân mới có thể "yên tấm lòng" được.

Có thể thấy rằng quá trình làm ra hạt gạo không bao giờ là điều dễ dàng, đó là cả một quá trình gian nan, không chỉ phụ thuộc vào người làm mà còn phải phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Qua đây chúng ta càng thêm trân trọng tấm lòng và sự cần mẫn, chăm chỉ của người nông dân. Trân quý hơn những hạt gạo mà họ đã làm ra.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Sách mới

    Xem thêm