Đinh Thị Nhàn Lịch Sử Lớp 9

Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

, Nam Kì và binh biến Đô Lương.

3
3 Câu trả lời
  • Phước Thịnh
    Phước Thịnh

    a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)

    * Nguyên nhân:

    - Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua và rút lui qua Châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa.

    * Ý nghĩa:

    Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.

    b) Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940)

    * Nguyên nhân:

    - Tháng 11/1940, quân phiệt Xiêm đã khiêu khích và gây xung đột dọc đường biên giới Lào và Campuchia. Thực dân Pháp đã đưa binh lính người Việt và người Cao Miên sang làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng. Sự việc này làm cho nhân dân Nam kỳ rất bất bình.

    - Trước hoàn cảnh đó, Đảng bộ Nam kỳ đã quyết định chuẩn bị phát động khởi nghĩa và cử đại diện ra xin chỉ thị của Trung ương. Trung ương quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.

    * Ý nghĩa:

    Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù .

    c) Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)

    * Nguyên nhân:

    - Pháp bắt binh lính người Việt ở Nghệ An sang Lào đánh nhau với quân Xiêm.

    - Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.

    * Ý nghĩa:

    Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp .

    d) Ý nghĩa và bài học của ba sự kiện trên :

    - Ba cuộc khởi nghĩa trên thất bại là do kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ.

    - Tuy vậy, ba cuộc khởi nghĩa vẫn có ý nghĩa to lớn:

    + Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

    + Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.

    + Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.

    0 Trả lời 05/10/21
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      a, Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27/9/1940)

      - Nguyên nhân: Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.

      - Ý nghĩa:

      ◼️ Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh.

      ◼️ Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.

      ◼️ Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập - đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.

      b, Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)

      - Nguyên nhân:

      ◼️ Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.

      ◼️ Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.

      - Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.

      c, Binh biến Đô Lương (13/01/1941)

      - Nguyên nhân:

      ◼️ Binh lính người Việt trong quân đội Pháp hết sức bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.

      ◼️ Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.

      - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và binh lính người Việt trong quân đội Pháp nói riêng.

      **/Ý nghĩa của ba sự kiện trên:

      ◼️ Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

      ◼️ Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.

      ◼️ Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.

      0 Trả lời 05/10/21
      • Bi
        Bi

        Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương:

        * Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27/9/1940)

        - Nguyên nhân:

        + Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.

        - Ý nghĩa:

        + Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh.

        + Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.

        + Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập - đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.

        * Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)

        - Nguyên nhân:

        + Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.

        + Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.

        - Ý nghĩa:

        + Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.

        * Binh biến Đô Lương (13/01/1941)

        - Nguyên nhân:

        + Binh lính người Việt trong quân đội Pháp hết sức bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân Pháp.

        + Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.

        - Ý nghĩa:

        + Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta nói chung và binh lính người Việt trong quân đội Pháp nói riêng.

        0 Trả lời 05/10/21

        Lịch Sử

        Xem thêm