Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 27 (Phần 1)

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 27 (Phần 1), tài liệu gồm 42 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học tập một cách hiệu quả nhất. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000

Câu 1. Tổ chức cách mạng nào dưới đây là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Hội Phục Việt.

B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

C. Việt Nam nghĩa đoàn.

D. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.

Câu 2. Đông Dương cộng sản liên đoàn được cải tổ từ tổ chức nào?

A. Việt Nam cách mạng Thanh niên.

B. Thanh niên cao vọng Đảng.

C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

D. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.

Câu 3. Tên gọi chung của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh?

A. Hội Độc lập.

B. Hội giải phóng.

C. Hội cứu quốc.

D. Hội tự do.

Câu 4. Hình thái vận động chủ yếu của cách mạng tháng Tám 1945?

A. Giành chính quyền ở thành thị trước, sau đó giành chính quyền ở nông thôn.

B. Giành chính quyền ở nông thôn và thành thị diễn ra đồng thời.

C. Giành chính quyền ở thành thị thắng lợi đó làm cho hệ thống chính quyền ở nông thôn tự tan rã.

D. Giành chính quyền ở nông thôn thắng lợi đó tạo đà tiến lên giành chính quyền ở thành thị nhanh chóng, ít tổn thất.

Câu 5. Điền thêm thông tin còn thiếu trong câu nói của Hồ Chí Minh: "dù hy sinh tới đâu, dù đốt cháy cả .... cũng phải quyết tâm giành cho được ..."

A. Dãy Trường Sơn, tự do.

B. Dãy Hoành Sơn, độc lập.

C. Dãy Trường Sơn, độc lập.

D. Dãy Hoành Sơn, độc lập.

Câu 6. Đảng ta đã nhận định, khoảng thời gian nào là "thời cơ chín muồi" cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền bùng nổ và thắng lợi?

A. Từ khi Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh.

B. Từ khi Nhật đảo chính Pháp cho đến khi quân Đồng minh tiến vào nước ta.

C. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh cho đến khi quân đội Đồng minh hoàn thành nhiệm vụ giải giáp phát xít.

D. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh cho đến trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta.

Câu 7. Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào cách mạng 1936 – 1937?

A. Đấu tranh báo chí, bút chiến trên diễn đàn văn học - nghệ thuật.

B. Đấu tranh trên nghị trường.

C. Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ.

D. Bãi công kết hợp với lãn công.

Câu 8. Chủ trương giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trong phạm vi mỗi nước ở Đông Dương được đưa ra tại hội nghị nào?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 .

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 2/1941 .

C. Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản 2/1930.

D. Hội nghị toàn quốc của Đảng.

Câu 9. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Tám 1945?

A. Tính chất dân tộc.

B. Tính chất dân chủ.

C. Tính chất dân chủ tư sản.

D. Tính chất dân tộc và dân chủ.

Câu 10. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 -1954?

A. Kháng chiến chống Pháp xâm lược.

B. Đấu tranh chống phong kiến phản động.

C. Kháng chiến chống Pháp xâm lược và bọn phản động tay sai bán nước.

D. Kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước.

Câu 11. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" bước đầu bị phá sản khi nào?

A. 1970 - quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam – pu – chia đập tan cuộc hành quân của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.

B. 1971 - ta đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ - ngụy.

C. 1972 - ta tiến hành cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam với hai hướng chính là Quảng Trị và Tây Nguyên.

D. 1973 - Ta và Mĩ ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Câu 12. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam phá sản hoàn toàn khi nào?

A. 1972 – ta tiến hành cuộc tiến công chiến lược ở Quảng Trị.

B. 1973 – ta và Mĩ ký Hiệp định Pari.

C. 1974 – Miền Bắc hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh phá hoại lần 2

D. 1975 – Ta hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 13. Giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) được gọi là cuộc chiến vòng vây?

A. Từ 1945 đến 1951

B. Từ 1945 đến 1950

C. Từ 1946 đến 1951

D. Từ 1946 đến 1950

Câu 14. Vì sao nói cuộc không chiến chống Mĩ, cửu nước của dân tộc ta là 1 cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mang tính thời đại sâu sắc?

A . Vì đây là cuộc chiến tranh giữa một dân tộc nhỏ yếu với một siêu cường số 1 thế giới.

B. Vì đây là cuộc chiến đấu vì 4 mục tiêu của thời đại: Hoà bình - độc lập dân tộc - dân chủ và tiến bộ xã hội.

C. Vì đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ.

D. Vì Việt Nam là nơi tập trung mâu thuần cơ bản của thế giới, nơi trung tâm đối phó của chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Câu 15. Trong kháng chiến chống Mĩ, vùng đất nào là tiền phương của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam?

A. Quảng Trị - Quảng Bình

B. Quảng Bình

C. Vĩnh Linh - Quảng Bình

D. Quảng Trị

Câu 16. Tính chất của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1945 - 1954?

A. Tính chính nghĩa

B. Tính chất giải phóng

C. Tính chất bảo vệ Tổ quốc

D. Tất cả các ý trên

Câu 17. Điền thêm thông tin còn thiếu trong nhận định sau: “Từ 1954 - 1975, đất nước ta tạm thời chia thành ... , đồng thời tiến hành ... cách mạng, dưới sự lãnh đạo của ... thống nhất”

A. 2 miền; 1 chiến lược; 1 Đảng

B. 2 miền; 2 chiến lược; 1 Chính phủ

C. 2 miền; 2 chiến lược; 1 Đảng

D. 2 miền; 1 chiến lược; 1 Chính phủ

Câu 18. Điểm giống nhau về nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pari?

A. Cả hai đều quy định việc tập kết, chuyển quân giữa hai bên tham gia chiến tranh.

B. Cả hai đều khẳng định Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do.

C. Cả hai đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

D. Cả hai đều quy định việc rút quân của quân đội các nước đê quốc xâm lược trong vòng 2 năm.

Câu 19. Điền thêm thông tin còn thiếu trong nhận định sau: “Từ năm 1954 - 1975 cách mạng miền Nam đã trải qua ... thời kì, lần lượt đánh bại .. chiến lược chiến tranh của Mĩ?

A. 5; 5;

B. 4; 3

C. 5; 4

D. 4; 4

Câu 20. Trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ xâm lược (1945 - 1975), Đảng ta đã tiến hành mấy kì Đại hội Đảng?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 21. Vì sao nói đổi mới đất nước là một tất yếu khách quan?

A. Đổi mới là yêu cầu thường xuyên của cách mạng.

B. Đất nước ta đang lâm vào cuộc khùng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

C. Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đó có tác động sâu sắc đến mọi quốc gia trên thế giới.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 22. Đường lối đổi mới đất nước được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?

A. Đại hội IV

B. Đại hội V

C. Đại hội VI

D. Đại hội VI

Câu 23. Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội của:

A. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Xây dựng và phát triển kinh tế.

C. Công cuộc đổi mới đất nước.

D. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Câu 24. Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào của Đảng?

A Đại hội IV.

B. Đại hội V.

C. Đại hội VI.

D. Đại hội VII.

Câu 25. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách họp lí trên cơ sở phan triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ che thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

Câu 26. Điền những từ thích họp vào câu sau đây: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là:

A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù họp với thực tiễn đất nước.

Câu 27. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đòi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?

A. Thực hiện được Ba chương trình kinh tế.

B. Phát triển kinh tế đối ngoại.

C. Kiềm chế được lạm phát.

D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tê - xã hội.

Câu 28. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện

A. Đất nước đã hoà bình.

B. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.

C. Đất nước độc lập, thống nhất.

D. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 29. Từ sau 30 - 4 - 1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ của Tổ quốc, Vệt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào?

A. Quân xâm lược Mĩ.

B. Tập đoàn Pôn Pốt (Campuchia).

C. Cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc.

D. Câu B và c đúng.

Câu 30. Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

C. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 31. Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?

A. Đại hội IV; Đại hội V; Đại hội VI.

B. Đại hội V; Đại hội VI; Đại hội VII.

C. Đại hội VI; Đại hội VII; Đại hội VIII.

D. Đại hội VII; Đại hội VIII; Đại hội IX.

Câu 32. Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?

A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

B. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

D. B và c đúng.

Câu 33. Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam họp từ trong khoảng thời gian

A. Từ 15 đến 18 - 12 - 1985

B. Từ 10 đến 18 - 12 – 1985

C. Từ 15 đến 18-12-1986

D. Từ 20 đến 25-12-1986

Câu 34. Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI.

A. Đổi mới về kinh tế.

B. Đổi mới về chính trị.

C. Đổi mới về văn hoá.

D. Đổi mới về kinh tế- xã hội.

Câu 35. Đại hội Đảng VI đã xác định quan điểm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ. Nhưng quan trọng nhất là gì?

A. Đối mới về chính trị.

B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.

C. Đổi mới về kinh tế.

D. Đổi mới về văn hoá.

Câu 36. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là:

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

Câu 37. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà

A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện một cách có hiệu quả.

C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 38. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?

A. Thực hiện được 3 chương trình kinh tế.

B. Phát triển kinh tế đối ngoại.

C. Kiềm chế được lạm phát.

D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Câu 39. Mục tiêu của 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986- 1990) lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong:

A. Đại hội Đảng lần IV.

B. Đại hội Đảng lần lần V.

C. Đại hội Đảng lần VI.

D. Đại hội Đảng lần VII.

Câu 40. Trong số 3 chương trình kinh tế của Kế hoạch 5 năm (1986 – 1990), chương trình nào phải được đưa lên hàng đâu?

A. Lương thực, thực phẩm.

B. Hàng xuất khẩu.

C. Hàng tiêu dùng.

D. Câu A và B đúng.

Câu 41. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản nào?

A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với bọn địa chủ phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam với thực dân Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa công nhân việt Nam đế quốc Pháp.

Câu 42. So với phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 thì phong trào thì phong trào công nhân trong những năm 1926 – 1929 có những điểm nào tiến bộ?

A. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm.

B. Đấu tranh đòi nghi ngày chủ nhật có lương.

C. Đấu tranh đòi tất cả các quyền lợi về kinh tế.

D. Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế kết hợp đòi quyền lợi về chính trị.

Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1D22C
2C23C
3C24C
4B25D
5B26B
6B27D
7D28C
8C29D
9B30D
10C31D
11C32D
12D33C
13A34D
14C35C
15C36D
16D37B
17C38D
18C39C
19C40A
20A41A
21B42D

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 27 (Phần 1). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm