Bài tập trắc nghiệm Vật lý hạt nhân

VẬT LÝ HẠT NHÂN

Bài tập trắc nghiệm Vật lý hạt nhân là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016 tuyệt vời. Bộ tài liệu bài tập vật lý hạt nhân này gồm tập hợp các dạng trắc nghiệm theo các chuyên đề phần Vật lý hạt nhân.

A. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH

1. Trong hạt nhân nguyên tử 21084Po có
A. 84 prôtôn và 210 nơtron.
B. 126 prôtôn và 84 nơtron.
C. 84 prôtôn và 126 nơtron.
D. 210 prôtôn và 84 nơtron.

2. Các hạt nhân đồng vị là các hạt nhân có
A. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.
B. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
C. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
D. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.

3. Trong sự phân hạch của hạt nhân 23592U, gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
B. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
D. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.

4. Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.

5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
A. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
B. Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
C. Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.
D. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

6. Hạt nhân 21084Po đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.
B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
C. bằng động năng của hạt nhân con.
D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.

7. Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
A. đều có sự hấp thụ nơtron chậm.
B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. đều không phải là phản ứng hạt nhân.
D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

8. So với hạt nhân 2914Si, hạt nhân 4020Ca có nhiều hơn
A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn. B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn. D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

9. Phản ứng nhiệt hạch là
A. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.
B. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.
D. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

10. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A. năng lượng liên kết càng lớn.
B. năng lượng liên kết càng nhỏ.
C. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.

11. Khi nói về hiện tượng phóng xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.
C. Chu kỳ phóng xạ của một chất phụ thuôc vào khối lượng của chất đó.
D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.

12. Chọn ý sai. Tia gamma
A. là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.
B. là chùm hạt phôtôn có năng lượng cao.
C. Không bị lệch trong điện trường.
D. Chỉ được phát ra từ phóng xạ α.

13. Xét phóng xạ: X → Y + α. Ta có
A. mY + mα = mX. B. Phản ứng này thu năng lượng.
C. Hạt X bền hơn hạt Y. D. Hạt α có động năng.

14. Trong một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, đại lượng nào sau đây của các hạt sau phản ứng lớn hơn so với trước phản ứng?
A. Tổng véc tơ động lượng của các hạt.
B. Tổng số nuclôn của các hạt.
C. Tổng độ hụt khối của các hạt.
D. Tổng đại số điện tích của các hạt.

15. Phản ứng nhiệt hạch là
A. Phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
B. Sự tách hạt nhân nặng thành hạt nhân nhẹ nhờ nhiệt độ cao.
C. Sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân nặng hơn.
D. Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời.

16. Trong các nhà máy điện nguyên tử hoạt động bình thường hiện nay, phản ứng nào xảy ra trong lò phản ứng để cung cấp năng lượng cho nhà máy hoạt động?
A. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức tới hạn.
B. Phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát.
C. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức vượt hạn.
D. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức dưới hạn.

17. Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân đã bị phân rã sau thời gian t là
A. N0e-λt. B. N0(1 - λt). C. N0(1 - eλt). D. N0(1- e-λt).

18. Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
A. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
D. đều không phải là phản ứng hạt nhân.

19. Trong một phản ứng hạt nhân, có sự bảo toàn
A. số prôtôn. B. số nuclôn. C. số nơtron. D. khối lượng.

20. Trong các hạt nhân: 42He, 73Li, 5626Fe và 23592U, hạt nhân bền vững nhất là
A. 23592U. B. 5626Fe. C. 73Li. D. 42He.

21. Hai hạt nhân 31T và 32He có cùng
A. số nơtron. B. số nuclôn. C. điện tích. D. số prôtôn.

Đánh giá bài viết
2 10.044
Sắp xếp theo

    Học tập

    Xem thêm