Cách xử lý học sinh làm việc riêng, nói chuyện riêng trong lớp
Kinh nghiệm quản lý lớp học
Làm việc riêng hay nói chuyện riêng là một "căn bệnh" dễ xảy ra trên lớp và giáo viên nhiều khi cảm thấy "bí" để ngăn chặn việc "bùng phát". VnDoc chia sẻ 7 nguyên nhân cùng với lời khuyên để chúng ta có thể xử lí tình trạng học sinh nói chuyện làm việc riêng trong lớp hoc.
I. Cách xử lý học sinh làm việc riêng trong lớp
1. Học sinh không có việc để làm
Các em nói chuyện và làm việc riêng chủ yếu trong những trường hợp GV giảng quá nhiều, các bạn phát biểu (còn mình không được phát biểu)... Khi đó, có thể các em không hiểu, không hứng thú khi nghe những điều GV nói, bạn trình bày. Có nhiều em giơ tay phát biểu không được GV gọi thì lập tức quay sang nói chuyện với bạn.
LỜI KHUYÊN: GV nên tăng cường tổ chức hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân với những phương pháp như thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm, giải quyết vấn đề... nhằm phát huy tính tích cực, gây hứng thú học tập cho HS; hạn chế giảng.
2. Năng lực nhận thức của học sinh hạn chế
Có một thực tế là, năng lực và hứng thú nhận thức của học sinh trong lớp không giống nhau, có em nhanh, em chậm... Thường, những em chậm thì không hiểu lời giáo viên giảng, không làm được bài tập của mình, không theo kịp các bạn nhanh nên mất hứng thú, chán, đâm ra nói chuyện riêng, làm việc riêng.
LỜI KHUYÊN: GV nên chú ý nhiều hơn đến những em chậm, ví dụ: cho ngồi các bàn phía trên, yêu cầu làm những bài tập cơ bản, hỗ trợ thường xuyên và kịp thời, cho học sinh giỏi ngồi cạnh để giúp đỡ, trao đổi với gia đình để kèm thêm ở nhà...
3. Giáo viên chưa bao quát lớp
GV chỉ chú ý đến một số học sinh phía trên gần bục giảng, những em ngồi phía sau thì ít được chú ý hơn, thậm chí một số GV cứ quay lưng với lớp viết bảng, giảng giải.... Khi ít được chú ý, những em này dễ "tranh thủ cơ hội" để nói chuyện riêng.
LỜI KHUYÊN: GV cần chú ý đến mọi HS, nhất là những em hay nói chuyện riêng. GV nên "ra tín hiệu" rằng "cô biết hết tất cả", thể hiện sự quan tâm nhưng nghiêm khắc của mình. Tránh, hạn chế hiện tượng quay lưng về phía các em.
4. Nội dung học tập nhàm chán, thiếu hấp dẫn
Học nhiều khi cũng như xem phim: Xem một bộ phim mà ta không hiểu nội dung, hay nội dung nhàm chán thì chỉ muốn tắt ti-vi. Mình nhớ câu nói rất hay: "Ta có thể dẫn con ngựa đến chỗ có nước, nhưng không thể bắt nó uống nước".
LỜI KHUYÊN: GV nên đưa những nội dung hấp dẫn, gắn liền cuộc sống của trẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức các em, sử dụng phương tiện trực quan thích hợp...
5. Thói quen xấu có từ lớp dưới
Nề nếp học tập được hình thành từ khi trẻ vào lớp 1. Nếu GV các lớp dưới không quan tâm, làm sai nề nếp này thì GV các lớp trên sẽ phải chịu "khổ" thôi.
LỜI KHUYÊN: GV phải rèn nề nếp từ khi các em vào lớp 1, trong đó, giúp trẻ hiểu được nội quy học tập, tác hại của hành vi nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học... Nên nhớ: "Măng non dễ uốn".
6. Học sinh có "đối tác" và cơ hội thuận lợi để nói chuyện riêng
Đó có thể là bạn cùng bàn "hợp cạ", chơi thân với nhau, ngồi phía sau ít "bị" chú ý...
LỜI KHUYÊN: GV nên thường xuyên thay đổi các "cặp" HS cùng bàn, "chia cắt" những em "hợp cạ" ngồi tách xa nhau; đưa những em "lắm mồm" lên ngồi phía trên, ngồi gần cán bộ lớp, tổ; thường xuyên thay đổi vị trí ngồi của học sinh trong lớp.
7. Học sinh ngồi học bị gò bó quá mức
Một vài GV yêu cầu HS ngồi nghiêm ngắn hệt như những bức tượng, điều đó gây căng thẳng, mệt mỏi, làm cho các em "buộc" phải cựa quậy, nói chuyện riêng cho "miệng được vận động".
LỜI KHUYÊN: GV nên cho HS ngồi thoải mái, không gò bó (ví dụ: không nên bắt các em khoanh tay đặt lên bàn...); trong tiết học, nên dành vài phút cho học sinh vận động với những bài thể dục tại chỗ thích hợp.
Khi có HS thiếu tập trung, nói chuyện riêng, làm việc riêng, GV có một số cách xử lý khác nhau: Nói với cả lớp: "Trong lúc cả lớp đang học tập nghiêm túc thì cô thấy bạn X. nói chuyện riêng (làm việc riêng). Có lẽ bạn cần sự giúp đỡ chăng?". Rồi đến gần em X., hỏi: "Cô có thể giúp gì cho em?". Hoặc GV tạm dừng và nói: "Cô muốn thấy em X. không nói chuyện riêng (làm việc riêng) vào lúc này"... Trong những trường hợp "khó trị", cần cho em đó ngồi riêng một bàn.
Ngoài tác động của mình, GV cần liên hệ với phụ huynh để các bậc cha mẹ nhắc nhở trẻ, sử dụng tập thể HS để các em nhắc nhở lẫn nhau...
Trong mọi trường hợp GV cần tôn trọng HS, đặt lợi ích của các em lên hàng đầu.
TÔN TRỌNG + YÊU THƯƠNG + NGHIÊM KHẮC + PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC là "liều thuốc" hữu hiệu. Nói rộng ra, không riêng gì học sinh tiểu học nói chuyện riêng đâu nhé, sinh viên chính qui, GV tiểu học đang theo học các lớp tại chức, GD từ xa... cũng thế. Rồi các cuộc họp ở cơ quan nào cũng đều thế - thủ trưởng nói thì cứ nói, nhân viên thì cứ "buôn" rào rào. Mình đi du lịch nước ngoài thấy, đâu có người VN mình, y như rằng ở đó cười nói ầm ầm, ào ào, râm ran... Vậy, tật "lắm mồm" phải chăng là "TRUYỀN THỐNG", là "BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC" rồi? Con hư tại MẸ, cháu hư tại BÀ, trò hư tại THẦY?
Tham khảo chi tiết: 10 Kinh nghiệm quản lý học sinh nghịch ngợm và nói chuyện nhiều trong giờ học
II. Nguyên nhân học sinh mất trật tự trong lớp học
Dù đến từ bất cứ nguyên nhân nào, nhưng nhìn chung, tất cả các đối tượng gây mất trật tự đồi có tâm lý giống nhau.
Là những người thích thể hiện
“Ngông” là từ ngữ thể hiện điều này. Những đối tượng này thường ra vẻ “ta đây” và thích thể hiện sự ngông cuồng, không sợ trời, không sợ đất và không sợ giáo viên cho bạn bè thấy. Đối với họ, điều này sẽ khiến bạn bè ngưỡng mộ mình, sợ mình và mình có thể làm gì cũng được.
Cần được chú ý và quan tâm
Việc gây mất trật tự có thể là hành động học sinh đang cần một sự quan tâm và chăm sóc từ ai đó. Có thể do ba mẹ quá bận bịu việc làm ăn, không quan tâm đến con cái. Để thu hút sự chú ý về mình, nhiều bạn đã thể hiện những mặt xấu nhưng việc gây mất trật tự trong giờ học. Từ đó, giáo viên sẽ liên hệ với bố mẹ…
Đây là tâm lý rất thường thấy của nhiều bạn học sinh hiện nay.
Ngoài cứng, trong mềm
Dù gây mất trật tự trong giờ học như thế nào. Thì sâu thẳm bên trong, học sinh cũng chỉ là những đứa trẻ mà thôi. Do đó, ngoài mặt tỏ ra cứng cỏi, không sợ bất cứ gì. Nhưng thực chất bên trong vẫn là người có nhiều tâm sự và suy tư. Những người cần sự an ủi mỗi khi buồn, cần người chia sẻ mỗi khi vui.
Việc học thật sự không có ý nghĩa
Ngoài ra, tâm lý của một số đối tượng gây mất trật tự còn là sự “bất cần với việc học” “coi việc học thật sự không cần thiết”. Đối với nhiều người, họ nghĩ học không quan trọng và không có ý nghĩa gì khi bản thân mình không thể học và không thích học. Việc họ gây mất trật tự là biểu hiện của việc thể hiện ý kiến và suy nghĩ của mình.
Có thể nói, tất cả hành vi của học sinh đều xuất phát từ suy nghĩ của họ. Do đó, nếu muốn cải tạo và khuyên năng học sinh của bạn, giáo viên nên tác động từ suy nghĩ và tư tưởng và đưa ra cho mình những cách phạt học sinh gây mất trật tự một cách tích cực, vui vẻ. Điều này sẽ khiến học sinh hiểu rõ và nhận ra giá trị cuộc sống
III. Các biện pháp giữ trật tự lớp học
- 12 Câu hiệu lệnh ổn định trật tự lớp học
- Biện pháp khiến học sinh giữ trật tự trong lớp hiệu quả
- 10 Kinh nghiệm quản lý lớp học trật tự, tạo tiết học hiệu quả
- 14 Kinh nghiệm thực tế rèn học sinh trật tự, không nói chuyện nhiều
- Những bí quyết giữ trật tự trong lớp học
- Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở Tiểu học hiệu quả
Quản lý lớp học hiệu quả trên đây là những kinh nghiệm quản lý học sinh cho các thầy cô tham khảo có các phương pháp dạy học hay và hấp dẫn, nâng cao chất lượng giảng dạy.