Câu hỏi ôn thi môn Đường lối Cách Mạng ĐCSVN - Chương 8

Câu hỏi ôn thi môn Đường lối Cách Mạng ĐCSVN - Chương 8 được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi ôn thi môn Đường lối Cách Mạng ĐCSVN - Chương 8

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử nào đã ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại nước ta từ năm 1975 đến năm 1986?

Đáp án

 Hoàn cảnh thế giới

Cách mạng KHCN đã thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng, xuất hiện 2 trung tâm lớn là EU và Nhật Bản, xu thế chạy đua kinh tế đã dẫn đến cục diện hòa hoãn giữa các nước lớn.

Sau thắng lợi của Việt Nam (1975), hệ thống XHCN mở rộng, phong trào độc lập dân tộc, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. Tuy nhiên từ giữa thập kỷ 1970, tình hình kinh tế ở các nước XHCN trì trệ và mất ổn định.

Các nước Đông Nam Á ký kết hiệp ước “thân thiện và hợp tác Đông Nam Á” (Hiệp ước Ba li) (2/1976) mở ra cục diện hòa bình, hợp tác trong khu vực.

Tình hình trong nước.

Thuận lợi: Sau năm 1975, đất nước hòa bình thống nhất, cả nước xây dựng CNXH với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại, công cuộc xây dựng CNXH giành được 1 số thắng lợi.

Khó khăn: 

  • Vừa thoát ra khỏi chiến tranh, VN phải đương đầu với chiến tranh biên giới Tây Nam, phía Bắc. Bên cạnh đó các thế lực thù địch không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam. Đất nước lâm vào khó khăn nghiêm trọng “vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh”.
  • Sai lầm về đường lối xây dựng CNXH, muốn xây dựng CNXH trong thời gian ngắn dẫn nước ta đến khủng hoảng kinh tế- xã hội. 

Câu 2: Phân tích kết quả, ý nghĩa cũng như những hạn chế, nguyên nhân của đường lối đối ngoại nước ta từ năm 1975 đến năm 1986? 

Đáp án

 Kết quả và ý nghĩa.

  • Tăng cường quan hệ với các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô, gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV).
  • Tháng 9/1976 trở thành thành viên chính thức IMF, WB, ADB, thành viên chính thức Liên Hiệp Quốc (tháng 9/1979).
  • Mở rộng quan hệ với một số nước TBCN (quan trọng I, không LX sụp đổ, VN chết), 10 năm quan hệ 23 nước.

Ý nghĩa: Tranh thủ viện trợ bên ngoài để phát triển đất nước, tạo tiền đề về sau mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

 Hạn chế và nguyên nhân.

Hạn chế: Do bị bao vây, cấm vận, quan hệ quốc tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân: Chưa nắm được xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại hòa hoãn và chạy đua kinh tế trên thế giới, do đó không tranh thủ được nhân tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế để xây dựng đất nước, kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại. Chúng ta 117 nặng về ý thức hệ chính trị, chủ quan, duy ý chí trong nhận thức và hành động thực

Câu 3:  Phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng ta trong những năm đổi mới? 

Đáp án

Giai đoạn 1986-1996:

Xác định đường lối độc lập, tự chủ rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế (từng bước được bổ sung và phát triển dần).

Đại hội VI:

  • Nhận định: với xu thế phân công lao động và hợp tác quốc tế hiện nay, kể cả những nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau, Việt Nam cần biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác với các nước XHCN. 
  • Tháng 12/1987 ban hành Luật đầu tư nước ngoài. * Nghị quyết 13 của BCT “về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”. Chủ trương kiên quyết chuyển từ đối đầu sang hợp tác, cùng tồn tại hòa bình, đặt nền móng cho đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Chủ trương thêm bạn, bớt thù, phải phân hóa liên minh cấm vận Việt Nam, đã tạo chuyển biến căn bản trong quan hệ với các nước lớn và chủ trương làm nghĩa vụ quốc tế phải căn cứ vào điều kiện và khả năng của ta, phục vụ cho mục tiêu xây dựng CNXH đã tạo điều kiện cho ta xây dựng và phát triển đất nước.

Đại hội VII: (tháng 6/1991) đề ra chủ trương hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước, với phương châm “Việt nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. 

  • Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được Đại Hội VII thông qua, xác định: quan hệ hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới là 1 trong những đặc trưng cơ bản của CNXH mà nhân dân ta xây dựng.
  • Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994), triển khai rộng rãi và đồng bộ đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

Giai đoạn 1996-2008. Đại hội VIII: tiếp tục xác lập đường lối đại hội VII, đồng thời bổ sung một số điểm mới.

  • Một là, Chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác. Ví dụ: Mỹ quan hệ với đảng cộng hòa và đảng dân chủ.
  • Hai là, quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ.
  • Ba là, thử nghiệm và tiến tới đầu tư ra nước ngoài. Từ đại hội IX (tháng 4/2001): Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

Câu 4: Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta trong những năm đổi mới? 

Đáp án

Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bình đẳng.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo lộ trình phù hợp.

Bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp và thể chế kinh tế phù hợp theo nguyên tắc, quy định của WTO.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước.

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong từng sản phẩm và từng doanh nghiệp.

Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường trong quá trình hội nhập.

Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống an sinh xã hội: giáo dục, bảo hiểm, y tế v.v…

Giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập.

Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đối ngoại.

Câu 5: Những thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân của đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới là gì? Hãy phân tích.  

Đáp án

Thành tựu và ý nghĩa:

  • Một là, phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc ký Hiệp định Paris ngày 23/10/1991 về một giải pháp toàn diện cho Campuchia đã mở ra khả năng cho Việt Nam.
  • Hai là, giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.
  • Ba là, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương, đa dạng hóa.
  • Bốn là, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu KH-CN và kỹ năng quản lý.
  • Sáu là, từng bước đưa hoạt động doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh

Hạn chế. 

  • Trong quan hệ với các nước lớn, chúng ta còn bị động, lúng túng, chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước.
  • Một số chủ trương, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức quốc tế.
  • Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.
  • Doanh nghiệp Việt nam đa số quy mô nhỏ, yếu kém về trình độ quản lý công nghệ, khó cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
  • Đội ngũ cán bộ lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

---------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn thi môn Đường lối Cách Mạng ĐCSVN - Chương 8. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.540
Sắp xếp theo

Cao đẳng - Đại học

Xem thêm