Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - Đề số 1

Đề ôn thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh diều có đáp án được biên tập bám sát chương trình SGK Tiếng Việt 4 sách Cánh diều giúp các em ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 lớp 4 hiệu quả.

I. Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm - 35 phút)

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

Câu 1: (M1-0,5đ) Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Đôi môi tái nhợt.

B. Đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.

C. Người ăn xin già lọm khọm.

D. Áo quần tả tơi thảm hại.

Câu 2: (M1-0,5đ) Khi gặp cậu bé, ông lão có hành động gì?

A. Chìa bàn tay sưng húp bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp.

B. Nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm, nở nụ cười.

C. Cháu ơi, cháu có gì cho ông ăn với! Ông đói quá!

D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy cháu đã cho lão rồi.

Câu 3: (M2-1đ) Ông lão nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi.", câu nói cho thấy điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4 : (M3-1đ) Cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (M1-0,5đ) Đâu là danh từ?

A. bàn tay

B. nhìn

C. rên rỉ

D. tả tơi

Câu 6: (M1-1đ) Xếp các danh từ chiếc khăn, con người, quần áo, đồng hồ vào hai nhóm thích hợp

a) Danh từ chỉ người.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Danh từ chỉ vật.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: (M2-0,5đ) Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

A. Đánh dấu lời nói của nhiều nhân vật.

B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các đoạn trong một bài văn.

D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

II. Viết (5 điểm - 35 phút)

Viết đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.

II. Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm) C

Câu 2: (0,5 điểm) A

Câu 3: (1 điểm) Câu nói "Như vậy là cháu đã cho lão rồi." cho thấy ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu bé.

Câu 4: (1 điểm) Cậu bé đã nhận được từ ông lão lòng biết ơn và sự đồng cảm.

Câu 5: (0,5 điểm) A

Câu 6: (1 điểm) Xếp đúng mỗi từ được 0,25 điểm

a) Danh từ chỉ người: con người

b) Danh từ chỉ vật: chiếc khăn, quần áo, đồng hồ

Câu 7: (0,5 điểm) B

II. Viết (5 điểm)

Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

- HS viết được đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.

- GV cho điểm thành phần như sau:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật Thi Ca: 3đ

+ Chữ viết, chính tả: 0,75đ

+ Dùng từ, đặt câu: 0,75đ

+ Sáng tạo, nhiều hơn 12 câu: 0,5đ

Bài mẫu:

Truyện ngắn “Vệt phấn trên mặt” kẻ về tình huống trớ trêu của hai bạn nhỏ dưới góc nhìn của nhân vật Minh. Khi trong lớp cậu đón bạn học sinh mới tên Thi Ca - một cái tên rất độc lạ và đặc biệt, cậu bé rất háo hứng chào đón thành viên mới cũng lớp cũng như bạn cùng bàn sắp tới. Nhưng mọi chuyện lại không rẽ theo hướng mà Minh nghĩ, cậu và cô bạn không thể sống chung hòa thuận với nhau, khi Thi Ca bị thương ở tay phải nhưng lại dấu giếm không dám nói cũng như chia sẻ cho ai biết. Vì cô sợ, trong môi trường học xa lạ, không quen biết ai các bạn sẽ xa lánh không chơi chung với cô bé, nên chịu đựng viết bài bằng tay trái, song trong quá trình viết bài tay trái của Thi ca thường xuyên đụng phải tay của Minh. Hai ba lần cậu bạn Minh còn kêu la lên nhưng đến lần thứ tư, dường như quá sức chịu đựng của một cậu nhé còn chưa chín chắn, vô tư vô lo, cậu bé đã dùng viên phấn vẽ một dòng kẻ phân chia hai bên với nhau như các bạn đồng trang lứa khác để Thi Ca không còn chạm phải mỗi khi cậu đang tập trung nắn nót viết bài. Cả hai đứa trẻ giữ vững mối quan hệ lạnh lẽo, xa cách cho đến một tuần, thời điểm Thi Ca nhập viện để tái khám, chữa trị vết thương ở tay phải, Minh nhận ra được hành động xấu tính, thiếu sự quan tâm bạn bè của mình. Cậu bé đã xóa đi vết phấn trên bàn với hi vọng khi Thi Ca trở lại học tập, cậu sẽ đối xử thật tốt với bạn và không lập lại những hành động ích kỉ như vậy.

Cô bé Thi Ca cũng không phải người xấu tính, biết bản thân mình gặp trở ngại trong việc học cũng không dám trách móc bạn Minh, không khóc lóc gây náo loạn. Dù cho khi thấy bạn dùng phấn chia ranh giới, cô bé chỉ cảm thấy rất buồn và tủi thân, nhưng cũng là động lực để cô bé nghiêm túc chữa trị vết thương, khi đi học lại cũng không làm phiền tới bạn học, chắc rằng việc không đụng phải cùi trỏ nhau sẽ giúp cho mối quan hệ của cả hai hàn gắn và thân thiết hơn.

Là một trong những người độc giả, nghiền ngẫm tác phẩm, tôi cảm thấy mình đã học được cách nhẫn nhịn, biết đúng sai suy nghĩ cho người khác qua hình tượng cô bé Thi Ca, một nhân vật ngoan ngoãn, tốt bụng, hiền lành và học cách nhận thức, thay đổi được bản thân như nhân vật Minh.

III. Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

TT

Nội dung

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản đọc.

- Nêu được nhận xét về chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.

- Nêu được bài học rút ra từ văn bản.

S ố câu

2

1

1

2

2

Câu số

1, 2

3

4

Số điểm

1

1

1

1

2

- Nhận biết danh từ

- Xếp các danh từ vào hai nhóm: danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật.

- Xác định tác dụng của dấu gạch ngang.

Số câu

1

1

1

2

1

Câu số

5

6

7

Số điểm

0,5

1

0,5

1

1

Số câu

3

1

1

1

1

4

3

Số điểm

1,5

1

0,5

1

1

2

3

2

Viết

Viết bài văn tả cây cối

5

TỔNG

10

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

    Xem thêm