Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều

Bộ đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án bao gồm nhiều dạng bài tập tiếng Việt 4 khác nhau giúp các em nâng cao những kỹ năng làm bài thi hiệu quả và đạt điểm cao trong kì kiểm tra giữa học kì 1 lớp 4 sắp tới.

Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - Đề số 1

I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm - 35 phút)

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

Câu 1: (M1-0,5đ) Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Đôi môi tái nhợt.

B. Đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.

C. Người ăn xin già lọm khọm.

D. Áo quần tả tơi thảm hại.

Câu 2: (M1-0,5đ) Khi gặp cậu bé, ông lão có hành động gì?

A. Chìa bàn tay sưng húp bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp.

B. Nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm, nở nụ cười.

C. Cháu ơi, cháu có gì cho ông ăn với! Ông đói quá!

D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy cháu đã cho lão rồi.

Câu 3: (M2-1đ) Ông lão nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi.", câu nói cho thấy điều gì?

………………………………………………………………………………………………………

Câu 4 : (M3-1đ) Cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?

………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (M1-0,5đ) Đâu là danh từ?

A. bàn tay

B. nhìn

C. rên rỉ

D. tả tơi

Câu 6: (M1-1đ) Xếp các danh từ chiếc khăn, con người, quần áo, đồng hồ vào hai nhóm thích hợp

a) Danh từ chỉ người.

………………………………………………………………………………………………………

b) Danh từ chỉ vật.

………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: (M2-0,5đ) Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

A. Đánh dấu lời nói của nhiều nhân vật.

B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các đoạn trong một bài văn.

D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

II. Viết (5 điểm - 35 phút)

Viết đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm) C

Câu 2: (0,5 điểm) A

Câu 3: (1 điểm) Câu nói "Như vậy là cháu đã cho lão rồi." cho thấy ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu bé.

Câu 4: (1 điểm) Cậu bé đã nhận được từ ông lão lòng biết ơn và sự đồng cảm.

Câu 5: (0,5 điểm) A

Câu 6: (1 điểm) Xếp đúng mỗi từ được 0,25 điểm

a) Danh từ chỉ người: con người

b) Danh từ chỉ vật: chiếc khăn, quần áo, đồng hồ

Câu 7: (0,5 điểm) B

II. Viết (5 điểm)

Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

- HS viết được đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.

- GV cho điểm thành phần như sau:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật Thi Ca: 3đ

+ Chữ viết, chính tả: 0,75đ

+ Dùng từ, đặt câu: 0,75đ

+ Sáng tạo, nhiều hơn 12 câu: 0,5đ

Bài mẫu:

Truyện ngắn “Vệt phấn trên mặt” kẻ về tình huống trớ trêu của hai bạn nhỏ dưới góc nhìn của nhân vật Minh. Khi trong lớp cậu đón bạn học sinh mới tên Thi Ca - một cái tên rất độc lạ và đặc biệt, cậu bé rất háo hứng chào đón thành viên mới cũng lớp cũng như bạn cùng bàn sắp tới. Nhưng mọi chuyện lại không rẽ theo hướng mà Minh nghĩ, cậu và cô bạn không thể sống chung hòa thuận với nhau, khi Thi Ca bị thương ở tay phải nhưng lại dấu giếm không dám nói cũng như chia sẻ cho ai biết. Vì cô sợ, trong môi trường học xa lạ, không quen biết ai các bạn sẽ xa lánh không chơi chung với cô bé, nên chịu đựng viết bài bằng tay trái, song trong quá trình viết bài tay trái của Thi ca thường xuyên đụng phải tay của Minh. Hai ba lần cậu bạn Minh còn kêu la lên nhưng đến lần thứ tư, dường như quá sức chịu đựng của một cậu nhé còn chưa chín chắn, vô tư vô lo, cậu bé đã dùng viên phấn vẽ một dòng kẻ phân chia hai bên với nhau như các bạn đồng trang lứa khác để Thi Ca không còn chạm phải mỗi khi cậu đang tập trung nắn nót viết bài. Cả hai đứa trẻ giữ vững mối quan hệ lạnh lẽo, xa cách cho đến một tuần, thời điểm Thi Ca nhập viện để tái khám, chữa trị vết thương ở tay phải, Minh nhận ra được hành động xấu tính, thiếu sự quan tâm bạn bè của mình. Cậu bé đã xóa đi vết phấn trên bàn với hi vọng khi Thi Ca trở lại học tập, cậu sẽ đối xử thật tốt với bạn và không lập lại những hành động ích kỉ như vậy.

Cô bé Thi Ca cũng không phải người xấu tính, biết bản thân mình gặp trở ngại trong việc học cũng không dám trách móc bạn Minh, không khóc lóc gây náo loạn. Dù cho khi thấy bạn dùng phấn chia ranh giới, cô bé chỉ cảm thấy rất buồn và tủi thân, nhưng cũng là động lực để cô bé nghiêm túc chữa trị vết thương, khi đi học lại cũng không làm phiền tới bạn học, chắc rằng việc không đụng phải cùi trỏ nhau sẽ giúp cho mối quan hệ của cả hai hàn gắn và thân thiết hơn.

Là một trong những người độc giả, nghiền ngẫm tác phẩm, tôi cảm thấy mình đã học được cách nhẫn nhịn, biết đúng sai suy nghĩ cho người khác qua hình tượng cô bé Thi Ca, một nhân vật ngoan ngoãn, tốt bụng, hiền lành và học cách nhận thức, thay đổi được bản thân như nhân vật Minh.

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

TT

Nội dung

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản đọc.

- Nêu được nhận xét về chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.

- Nêu được bài học rút ra từ văn bản.

S ố câu

2

1

1

2

2

Câu số

1, 2

3

4

Số điểm

1

1

1

1

2

- Nhận biết danh từ

- Xếp các danh từ vào hai nhóm: danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật.

- Xác định tác dụng của dấu gạch ngang.

Số câu

1

1

1

2

1

Câu số

5

6

7

Số điểm

0,5

1

0,5

1

1

Số câu

3

1

1

1

1

4

3

Số điểm

1,5

1

0,5

1

1

2

3

2

Viết

Viết bài văn tả cây cối

5

TỔNG

10

Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - Đề số 2

A, Đọc thầm bài :

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn ?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tối lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành một vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa ?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện !

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi : những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.

Theo Trần Hoài Dương

B, Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái cho ý trả lời đúng :

1.(0,5đ) Trong câu chuyện trên , có những nhân vật nào được nhân hóa?

a. Chim sâu và bông hoa

b. Chim sâu và chiếc lá.

c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

d. Chỉ có chim sâu

2. .(0,5đ) Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá?

a. Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp.

b. Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.

c. Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật.

d. Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá.

3.(0,5đ) Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

a. Vì chiếc lá rất đẹp.

b. Vì chiếc lá rất nhỏ nhoi, bình thường.

c. Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.

d. Vì chiếc lá từng biến thành ông Mặt Trời, đem lại niềm vui cho mọi người.

4.(0,5đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

b. Vật bình thường mới đáng quý.

c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

d. Lá, hoa, quả đều rất quan trọng với cây.

5. (0,5đ) Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây ?

a. nhỏ nhắn

b. nhỏ xinh

c. nhỏ bé

6. (1đ) Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang dùng để làm gì?

Câu chuyện Chiếc lá của nhà văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật:

- Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh.

- Bông hoa sâu sắc, ân tình.

- Chiếc lá giản dị mà có ích.

.......................................................................................................................................................

7.(1đ). Gạch chân dưới các danh từ trong câu sau.

Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế.

8.(1đ) Câu chuyện “Chiếc lá” của nhà văn Trần Hoài Dương giúp tôi biết quý trọng những người bình thường.

Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để làm gì?

.......................................................................................................................................................

9. (0,5đ) Bông hoa đã nói với chim sâu về chiếc lá như thế nào ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10. (1đ) Mỗi bông hoa, mỗi chiếc lá đều góp phần tô điểm cho trường, lớp thêm xanh- sạch- đẹp. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh của em( hoặc các bạn em) để giữ gìn trường, lớp của em luôn xanh- sạch- đẹp.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

Câu 1 : 0,5 đ

c .Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2 : 0,5 đ

b. Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.

Câu 3 : 0,5 đ

c. Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.

Câu 4 : 0,5đ

a. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 5 : 0,5 đ

c. nhỏ bé

Câu 6 : 1 đ

Trong đoạn văn, dấu gạch ngang được sử dụng để đánh dấu các ý được liệt kê.

Câu 7 : 1 đ

Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế.

Lưu ý : HS tìm được cả DT (những) càng tốt

Câu 8 : 1 đ

Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để đánh dấu tên bài văn.

Câu 9 : 0,5đ

Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi : những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.

Câu 10 : 1đ

VD 1: Trường em đang có phong trào giữ gìn trường, lớp xanh- sạch- đẹp. Mỗi lớp được phân công chăm sóc một bồn cây. Hàng ngày, em và các bạn trong lớp phân công nhau chăm sóc cây. Chúng em luôn tưới đủ nước cho cây, nhổ cỏ trong bồn cây và chăm chút từng chiếc lá để cây luôn xanh tốt.

VD 2: Tuần trước, em được tham gia “Ngày hội trồng cây” do nhà trường tổ chức. Em và một số bạn nhỏ được được phân công nhặt cỏ trong các bồn cây. Sau đó, chúng em sẽ hỗ trợ thầy cô trồng cây. Công việc của chúng em là nhặt bỏ lá vàng, tưới nước cho cây. Em rất yêu thích công việc này.

Lưu ý : Hs làm bài chưa sạch, chữ viết chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả thì GV căn cứ vào mức độ để trừ điểm và trừ không quá 0,25đ toàn bài.

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

Mạch kiến thức , kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đọc hiểu văn bản

Câu số

1,2,3,4

9

4

1

Số điểm

2,0

0,5

2,0

0,5

2. Kiến thức Tiếng Việt

Câu số

6,7,8

5

10

1

4

Số điểm

3,0

0,5

1,0

0,5

4,0

Tổng điểm phần đọc hiểu

Số câu

4

1

3

1

1

5

5

Số điểm

2,0

0,5

3,0

0,5

1,0

2,5

4,5

Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - Đề số 3

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: .......
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4

I. PHẦN ĐỌC

1/ ĐỌC TIẾNG/ (3 điểm)

* Học sinh bốc thăm phiếu rồi đọc thành tiếng một trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi tương ứng đoạn vừa đọc.

Bài 1: Cái răng khểnh. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9).

Đoạn: Từ đầu đến “tôi ít khi cười”.

Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?

Bài 2: Những vết đinh (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14).

Đoạn: Từ đầu đến “đóng một cái đinh lên hàng rào”

Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?

Bài 3: Cô giáo nhỏ. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26).

Đoạn: Từ đầu đến “em được đi học”.

Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?

Bài 4: Một người chính trực (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38).

Đoạn: Từ đầu “vua Lý Cao Tông”

Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?

ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG

Bài 1: Cái răng khểnh.

Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?

Trả lời: Vì bạn nhỏ có một cái răng khểnh và bị bạn bè trêu là do không chịu đánh răng. Bạn nhỏ nghĩ cái răng khểnh làm cho bạn xấu đi.

Bài 2: Những vết đinh

Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?

Trả lời: Người cha khuyên con mỗi lần cáu kỉnh với ai đó thì đóng một chiếc đinh lên hàng rào gỗ.

Bài 3: Cô giáo nhỏ.

Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?

Trả lời: Trường học của Giên ở một vùng quên hẻo lánh châu Phi. Gọi là trường nhưng thực chất là một lớp dạy chữ miễn phí. HS là con cháu của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng.

Bài 4: Một người chính trực

Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?

Trả lời: Đỗ thái hậu và vua hỏi Tô Hiến Thành định tiến cử ai thay ông. Ông tiến cử giá nghị đại phu Trần Trung Tá.

HƯỚNG DẪN CHẤM:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (100 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)

* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25.

I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (Khoảng 35 phút):

Đọc thầm bài văn sau:

CHẬM VÀ NHANH

Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen.

Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.

“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.

Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:

- Em xin được học cùng với bạn Minh.

Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:

- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.

Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:

- Cảm ơn cậu.

- Sao cậu lại cảm ơn tớ?

- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.

Dũng cười:

- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.

Theo Những hạt giống tâm hồn

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4 và 7) và làm các câu còn lại vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Cô giáo nói với lớp nên làm gì?

a. Lập ra những đôi bạn cùng tiến.

b. Lập ra những bạn học hành chăm chỉ.

c. Lập ra những học sinh giỏi.

Câu 2: Minh là một cậu bé như thế nào?

a. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

b. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.

c. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

Câu 3: Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?

a. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.

b. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cô và các bạn khen.

c. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.

Câu 4: Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?

a. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

b. Minh và Dũng rất thân nhau.

c. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

Câu 5: Nội dung bài văn em vừa đọc nói lên điều gì?

Câu 6: Qua bài văn em đã đọc. Theo em chúng ta cần phải đối xử với bạn bè như thế nào? Câu 7: Từ nào dưới đây là từ láy:

a. Đất đai

b. Tóc tai

c. Nhanh nhẹn

Câu 8: Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải:

CâuTác dụng của dấu ngoặc kép trong câu
1. Dũng nghĩ: “Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt”a. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
2 Bạn Dũng tự nhận mình là người “ “ẩu đoảng”.b. Đánh dấu từ ngữ mượn của người khác.

Câu 9: Tìm các danh từ riêng chỉ tên người có trong phần bài đọc?

Câu 10: Đặt một câu với có từ cố gắng.

II. KIỂM TRA VIẾT:

Tập làm văn: (Thời gian 30 - 35 phút)

Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích.

Đáp án đề kiểm tra Tiếng Việt 4 Cánh Diều giữa kì 1

PHÒNG GD& ĐT …

TRƯỜNG TH …

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: .........
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4

I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Hướng dẫn chấm

1

A. Lập ra những đôi bạn cùng tiến.

0,5đ

Chọn đúng như đáp án mỗi câu đạt 0,5 điểm

2

B. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế

0,5đ

3

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.

0,5đ

4

C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

0,5đ

5

Nói về sự khó khăn của Minh và được Dũng nhận lời giúp đỡ, hai bạn kết thân và cùng tiến.

Diễn đạt như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác đúng vẫn ghi điểm tối đa

6

Chúng ta cần đối xử tốt, đoàn kết yêu thương giúp đỡ bạn bè cùng nhau phấn đấu học tập tốt.

Diễn đạt như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác đúng vẫn ghi điểm tối đa.

7

C. Nhanh nhẹn

0,5

8

1 – b 2 –a

0,5

9

Danh từ riêng chỉ tên người: Dũng, Minh

1

HS tìm đúng mỗi từ được 0,5 điểm

10

VD: Em luôn cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

1

Đặt được câu có từ “cố gắng”, đúng hình thức câu ghi điểm tối đa

II. PHẦN VIẾT: Tập làm văn: (10 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài viết. (2 điểm)

- Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả cây mà em yêu thích, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) (8 điểm)

+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu cây định tả.

+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm của cây được tả.

+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học.

*Lưu ý: Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 8,7,6,5,4,3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp.

Bài mẫu:

Có thể nói được rằng không biết cây nhãn ở trong vườn nhà ông nội đã có từ bao giờ mà em dường như cũng đã thấy được cây nhãn này rất lâu năm rồi. Cây cũng như đã chứa biết bao nhiêu kỷ niệm của em.

Quê em là xứ sở của nhãn lồng – Hưng Yên. Có lẽ chính vì thế mà ta như đi khắp quê hương tôi không nơi nào thiếu vắng bóng cây nhãn cả. Nhận thấy được màu xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Thế rồi em như cũng đã nhận thấy đực cây nhãn đã gắn bó với người dân quê em từ biết bao đời nay. Thế rồi em như thấy được những buổi trưa hè nắng như đổ lửa. Lúc này đây em mới như thấy được những cây nhãn tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Thật lạ khi em sờ tay vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn.

Cây nhãn đã gắn bó với tuổi thơ em một cuộc hành trình thật dài. Và em như thấy được rằng, cứ mỗi lần em mà đến trường, cây nhãn xòe bóng rợp đường cho em đi. Khi mà mùa xuân về, em như cũng đã thấy được rằng chính hoa nhãn nở khắp trời, thế rồi nó dường như cũng đã tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và hương hoa nhãn không như các loài hoa khác, cũng thơm đó nhưng phải tận hưởng thật kỹ thì mới có thể cảm nhận hương thơm như mộc mạc này. Chẳng thế mà hương thơm của hoa nhãn như cũng đã thu hút được rất nhiều những chú ong đến lấy nhụy hoa mang về.

Thế rồi khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, đặc biệt hơn đó chính là khi em cũng đã thấy được những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu hạ là lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ, từ thân, từ trên quả. Lúc này khi những quả nhãn đã có hạt như lại bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ dần căng ra, mịn hơn. Để rồi khi mà cho đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên môi, dùng răng cắn nhẹ. Lúc này đây thì em cũng như thấy được vỏ nứt ra và một dòng nước ngọt ngào thấm dần lên miệng thơm ngon.

Có thể thấy được rằng, cứ mỗi khi đi xa, và cứ mỗi khi nhớ quê hương thì những người dân nơi xứ nhãn như lại cùng nhớ về quê hương mình.

Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - Đề số 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Cô giáo nhỏ” (Trang 26, 27 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Cánh diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao khi Giên xin lỗi, cô giáo nghẹn ngào nói “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.”?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

HỌA SĨ TÍ HON

Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được một hộp phấn và cả một quyển sổ to đùng nữa. Thế là tôi bắt đầu vẽ. Trước tiên tôi vẽ một con gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi:

- Họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?

Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:

- Đây này, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem... Tôi thích thú nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô. Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:

- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào số điểm của mẹ!

Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi sẽ linh tinh vào đây lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

(Theo Nguyễn Thị Yên)

Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh vào chữ đặt trước những cảnh mà bạn nhỏ trong bài đã vẽ?

A. Bạn nhỏ đang cho gà ăn.

B. Cô giáo và các bạn đang học.

C. Bạn nhỏ và bố mẹ đi công viên.

D. Bạn Mi tóc xù.

E. Bố mua kem cho bạn nhỏ.

H. Mẹ đang dạy học.

G. Thằng Tí mắt híp bụng to.

I. Bạn nhỏ đi chơi với các bạn.

Câu 2 (0,5 điểm). Mẹ đã gọi bạn nhỏ với cái tên là gì?

A. Học sinh của cô

B. Họa sĩ của mẹ

C. Bạn nhỏ đáng yêu

D. Con ngoan của mẹ

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao mẹ không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to?

A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ.

B. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền.

C. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ.

D. Vì đó là số bố tặng mẹ khi kết hôn.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt những bức vẽ vào ngăn kéo nhỏ?

A. Vì bạn nhỏ sợ mẹ nhìn thấy sẽ buồn

B. Vì bạn nhỏ không muốn nhắc lại câu chuyện buồn đó.

C. Vì bạn nhỏ muốn lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

D. Vì phòng bạn nhỏ chật chội nên bạn cần cất chúng gọn vào ngăn kéo

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện giới thiệu với em về những điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn hội thoại sau:

- Cháu chào bác ạ!

- Chào cháu, cháu đi học à? – Tôi đáp lại.

Câu 7 (1,0 điểm). Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:

Đúng như câu tục ngữ đã nói: Có công mài sắt có ngày nên kim. Hùng thường tâm sự với tôi: Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.

Câu 8 (1,0 điểm). Theo em, các câu văn dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa hay không? Giải thích.

a. Chú bộ đội đang sửa mái nhà giúp bà con sau trận lũ lịch sử.

b. Bác mưa đem đến dòng nước mát cho muôn loài sau những ngày nắng gắt.

................................................................................................

................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm). Đặt 2 câu và gạch chân vào các danh từ đó trong trường hợp sau:

a. Câu chứa danh từ chung.

b. Câu chứa danh từ riêng.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Giọt sương

Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.

Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lịa thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một loại cây trồng ở nhà em.

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. A, C, D, E, G.

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. C

Câu 5. Những kỉ niệm ngộ nghĩnh thời thơ ấu của một bạn nhỏ.

Câu 6.

- Cháu chào bác ạ! – Đánh dấu bắt đầu lời nói của cô bé.

- Chào cháu, cháu đi học à? – Đánh dấu bắt đầu lời nói của tôi.

- Tôi đáp lại – Đánh dấu phần chú thích.

Câu 7. Đúng như câu tục ngữ đã nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hùng thường tâm sự với tôi: “Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả”. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: “Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra”. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.

Câu 8.

a. Không sử dụng biện pháp nhân hóa vì câu chỉ miêu tả hoạt động bình thường của chú bộ đội.

b. Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, câu đã nhân hóa “mưa’ bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “bác”.

Câu 9. HS đặt câu phù hợp.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

• 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Tập làm văn (8 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn, có số lượng câu từ 5 đến 7 câu, miêu tả một loại cây trồng ở nhà em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn): 8 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Mẫu:

Trước sân nhà ông bà em có một cây thanh long cũng đã gần mười năm tuổi. Vùng này rất hiếm nhà có trồng loại cây này, nên em tự hào về cây thanh long của bà.

Cây thanh long có vẻ ngoài rất độc đáo. Nó là loài không thể tự đứng thẳng mà phải bò lên một vật thể khác để vươn lên cao. Nhưng vì kích thước quá lớn và sức nặng của mình, nên nó chẳng bò lên cây nào trong vườn được cả. Do đó, ông phải xây một cây trụ bằng xi măng cho nó bò lên. Từ gốc đến thân, rồi ngọn của cây thanh long đều trông giống hệt nhau, không có nhiều khác biệt như các cây ăn quả trong vườn. Thân cây to như bắp chân, có hình dáng như một cái hộp vuông kéo dài, với bốn cạnh vuông nhô hẳn lên như các khía của quả khế. Cách một khoảng chừng 10cm, trên cạnh nhô đó sẽ xuất hiện một điểm lõm xuống, khiến bề mặt các cạnh của cây nhấp nhô như sóng lượn. Khoảng 1m, thân cây sẽ tự thắt lại rồi tiếp tục phình ra như kích cỡ trước đó, tạo điểm nhất chia thân cây thành từng khúc như khúc mía vậy. Điều thú vị là cây thanh long dù ở ngọn hay thân đều có màu xanh mướt, nên nhìn từ xa trông cứ như cây đồ chơi. Đến mùa ra hoa, cây sẽ trổ hoa từ chính các điểm lõm xuống ở cạnh của thân. Bông hoa thanh long chủ yếu tập trung ở đầu các cành và số lượng khá ít. Chúng trông như hoa quỳnh, khá to và trắng muốt. Sau khi hoa đậu thành quả, cánh sẽ rụng dần, để lộ quả thanh long với những chiếc tai màu xanh đáng yêu. Khi chín, vỏ quả sẽ chuyển sang tím hồng nổi bật, mời gọi em hái ăn.

Mỗi năm, cây thanh long nhà bà cho nhiều quả lắm. Ông bà sẽ đem chia cho con cháu và hàng xóm láng giềng chứ không đem bán bao giờ. Những quả thanh long ấy thơm ngọt như tấm lòng của ông bà.

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

    Xem thêm