Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - Đề số 3

Đề ôn thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh diều có đáp án - Đề số 3 bao gồm nhiều dạng bài tập tiếng Việt 4 khác nhau giúp các em nâng cao những kỹ năng làm bài thi hiệu quả.

Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

PHÒNG GD& ĐT …

TRƯỜNG TH …

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: .......
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4

I. PHẦN ĐỌC

1/ ĐỌC TIẾNG/ (3 điểm)

* Học sinh bốc thăm phiếu rồi đọc thành tiếng một trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi tương ứng đoạn vừa đọc.

Bài 1: Cái răng khểnh. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9).

Đoạn: Từ đầu đến “tôi ít khi cười”.

Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?

Bài 2: Những vết đinh (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14).

Đoạn: Từ đầu đến “đóng một cái đinh lên hàng rào”

Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?

Bài 3: Cô giáo nhỏ. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26).

Đoạn: Từ đầu đến “em được đi học”.

Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?

Bài 4: Một người chính trực (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38).

Đoạn: Từ đầu “vua Lý Cao Tông”

Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?

ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG

Bài 1: Cái răng khểnh.

Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?

Trả lời: Vì bạn nhỏ có một cái răng khểnh và bị bạn bè trêu là do không chịu đánh răng. Bạn nhỏ nghĩ cái răng khểnh làm cho bạn xấu đi.

Bài 2: Những vết đinh

Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?

Trả lời: Người cha khuyên con mỗi lần cáu kỉnh với ai đó thì đóng một chiếc đinh lên hàng rào gỗ.

Bài 3: Cô giáo nhỏ.

Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?

Trả lời: Trường học của Giên ở một vùng quên hẻo lánh châu Phi. Gọi là trường nhưng thực chất là một lớp dạy chữ miễn phí. HS là con cháu của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng.

Bài 4: Một người chính trực

Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?

Trả lời: Đỗ thái hậu và vua hỏi Tô Hiến Thành định tiến cử ai thay ông. Ông tiến cử giá nghị đại phu Trần Trung Tá.

HƯỚNG DẪN CHẤM:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (100 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)

* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25.

I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (Khoảng 35 phút):

Đọc thầm bài văn sau:

CHẬM VÀ NHANH

Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen.

Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.

“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.

Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:

- Em xin được học cùng với bạn Minh.

Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:

- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.

Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:

- Cảm ơn cậu.

- Sao cậu lại cảm ơn tớ?

- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.

Dũng cười:

- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.

Theo Những hạt giống tâm hồn

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4 và 7) và làm các câu còn lại vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Cô giáo nói với lớp nên làm gì?

a. Lập ra những đôi bạn cùng tiến.

b. Lập ra những bạn học hành chăm chỉ.

c. Lập ra những học sinh giỏi.

Câu 2: Minh là một cậu bé như thế nào?

a. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

b. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.

c. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

Câu 3: Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?

a. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.

b. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cô và các bạn khen.

c. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.

Câu 4: Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?

a. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

b. Minh và Dũng rất thân nhau.

c. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

Câu 5: Nội dung bài văn em vừa đọc nói lên điều gì?

Câu 6: Qua bài văn em đã đọc. Theo em chúng ta cần phải đối xử với bạn bè như thế nào? Câu 7: Từ nào dưới đây là từ láy:

a. Đất đai

b. Tóc tai

c. Nhanh nhẹn

Câu 8: Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải:

CâuTác dụng của dấu ngoặc kép trong câu
1. Dũng nghĩ: “Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt”a. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
2 Bạn Dũng tự nhận mình là người “ “ẩu đoảng”.b. Đánh dấu từ ngữ mượn của người khác.

Câu 9: Tìm các danh từ riêng chỉ tên người có trong phần bài đọc?

Câu 10: Đặt một câu với có từ cố gắng.

II. KIỂM TRA VIẾT:

Tập làm văn: (Thời gian 30 - 35 phút)

Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích.

Đáp án đề kiểm tra Tiếng Việt 4 Cánh Diều giữa kì 1

PHÒNG GD& ĐT …

TRƯỜNG TH …

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: .........
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4

I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Hướng dẫn chấm

1

A. Lập ra những đôi bạn cùng tiến.

0,5đ

Chọn đúng như đáp án mỗi câu đạt 0,5 điểm

2

B. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế

0,5đ

3

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.

0,5đ

4

C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

0,5đ

5

Nói về sự khó khăn của Minh và được Dũng nhận lời giúp đỡ, hai bạn kết thân và cùng tiến.

Diễn đạt như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác đúng vẫn ghi điểm tối đa

6

Chúng ta cần đối xử tốt, đoàn kết yêu thương giúp đỡ bạn bè cùng nhau phấn đấu học tập tốt.

Diễn đạt như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác đúng vẫn ghi điểm tối đa.

7

C. Nhanh nhẹn

0,5

8

1 – b 2 –a

0,5

9

Danh từ riêng chỉ tên người: Dũng, Minh

1

HS tìm đúng mỗi từ được 0,5 điểm

10

VD: Em luôn cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

1

Đặt được câu có từ “cố gắng”, đúng hình thức câu ghi điểm tối đa

II. PHẦN VIẾT: Tập làm văn: (10 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài viết. (2 điểm)

- Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả cây mà em yêu thích, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) (8 điểm)

+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu cây định tả.

+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm của cây được tả.

+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học.

*Lưu ý: Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 8,7,6,5,4,3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp.

Bài mẫu:

Có thể nói được rằng không biết cây nhãn ở trong vườn nhà ông nội đã có từ bao giờ mà em dường như cũng đã thấy được cây nhãn này rất lâu năm rồi. Cây cũng như đã chứa biết bao nhiêu kỷ niệm của em.

Quê em là xứ sở của nhãn lồng – Hưng Yên. Có lẽ chính vì thế mà ta như đi khắp quê hương tôi không nơi nào thiếu vắng bóng cây nhãn cả. Nhận thấy được màu xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Thế rồi em như cũng đã nhận thấy đực cây nhãn đã gắn bó với người dân quê em từ biết bao đời nay. Thế rồi em như thấy được những buổi trưa hè nắng như đổ lửa. Lúc này đây em mới như thấy được những cây nhãn tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Thật lạ khi em sờ tay vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn.

Cây nhãn đã gắn bó với tuổi thơ em một cuộc hành trình thật dài. Và em như thấy được rằng, cứ mỗi lần em mà đến trường, cây nhãn xòe bóng rợp đường cho em đi. Khi mà mùa xuân về, em như cũng đã thấy được rằng chính hoa nhãn nở khắp trời, thế rồi nó dường như cũng đã tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và hương hoa nhãn không như các loài hoa khác, cũng thơm đó nhưng phải tận hưởng thật kỹ thì mới có thể cảm nhận hương thơm như mộc mạc này. Chẳng thế mà hương thơm của hoa nhãn như cũng đã thu hút được rất nhiều những chú ong đến lấy nhụy hoa mang về.

Thế rồi khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, đặc biệt hơn đó chính là khi em cũng đã thấy được những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu hạ là lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ, từ thân, từ trên quả. Lúc này khi những quả nhãn đã có hạt như lại bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ dần căng ra, mịn hơn. Để rồi khi mà cho đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên môi, dùng răng cắn nhẹ. Lúc này đây thì em cũng như thấy được vỏ nứt ra và một dòng nước ngọt ngào thấm dần lên miệng thơm ngon.

Có thể thấy được rằng, cứ mỗi khi đi xa, và cứ mỗi khi nhớ quê hương thì những người dân nơi xứ nhãn như lại cùng nhớ về quê hương mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

    Xem thêm