Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - Đề số 4

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh diều - Đề số 4

Đề ôn thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh diều - Đề số 4 có đáp án bao gồm nhiều dạng bài tập tiếng Việt 4 khác nhau giúp các em nâng cao những kỹ năng làm bài thi hiệu quả.

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Cô giáo nhỏ” (Trang 26, 27 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Cánh diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao khi Giên xin lỗi, cô giáo nghẹn ngào nói “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.”?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

HỌA SĨ TÍ HON

Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được một hộp phấn và cả một quyển sổ to đùng nữa. Thế là tôi bắt đầu vẽ. Trước tiên tôi vẽ một con gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi:

- Họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?

Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:

- Đây này, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem... Tôi thích thú nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô. Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:

- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào số điểm của mẹ!

Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi sẽ linh tinh vào đây lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

(Theo Nguyễn Thị Yên)

Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh vào chữ đặt trước những cảnh mà bạn nhỏ trong bài đã vẽ?

A. Bạn nhỏ đang cho gà ăn.

B. Cô giáo và các bạn đang học.

C. Bạn nhỏ và bố mẹ đi công viên.

D. Bạn Mi tóc xù.

E. Bố mua kem cho bạn nhỏ.

H. Mẹ đang dạy học.

G. Thằng Tí mắt híp bụng to.

I. Bạn nhỏ đi chơi với các bạn.

Câu 2 (0,5 điểm). Mẹ đã gọi bạn nhỏ với cái tên là gì?

A. Học sinh của cô

B. Họa sĩ của mẹ

C. Bạn nhỏ đáng yêu

D. Con ngoan của mẹ

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao mẹ không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to?

A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ.

B. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền.

C. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ.

D. Vì đó là số bố tặng mẹ khi kết hôn.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt những bức vẽ vào ngăn kéo nhỏ?

A. Vì bạn nhỏ sợ mẹ nhìn thấy sẽ buồn

B. Vì bạn nhỏ không muốn nhắc lại câu chuyện buồn đó.

C. Vì bạn nhỏ muốn lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

D. Vì phòng bạn nhỏ chật chội nên bạn cần cất chúng gọn vào ngăn kéo

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện giới thiệu với em về những điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn hội thoại sau:

- Cháu chào bác ạ!

- Chào cháu, cháu đi học à? – Tôi đáp lại.

Câu 7 (1,0 điểm). Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:

Đúng như câu tục ngữ đã nói: Có công mài sắt có ngày nên kim. Hùng thường tâm sự với tôi: Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.

Câu 8 (1,0 điểm). Theo em, các câu văn dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa hay không? Giải thích.

a. Chú bộ đội đang sửa mái nhà giúp bà con sau trận lũ lịch sử.

b. Bác mưa đem đến dòng nước mát cho muôn loài sau những ngày nắng gắt.

................................................................................................

................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm). Đặt 2 câu và gạch chân vào các danh từ đó trong trường hợp sau:

a. Câu chứa danh từ chung.

b. Câu chứa danh từ riêng.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Giọt sương

Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.

Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lịa thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một loại cây trồng ở nhà em.

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. A, C, D, E, G.

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. C

Câu 5. Những kỉ niệm ngộ nghĩnh thời thơ ấu của một bạn nhỏ.

Câu 6.

- Cháu chào bác ạ! – Đánh dấu bắt đầu lời nói của cô bé.

- Chào cháu, cháu đi học à? – Đánh dấu bắt đầu lời nói của tôi.

- Tôi đáp lại – Đánh dấu phần chú thích.

Câu 7. Đúng như câu tục ngữ đã nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hùng thường tâm sự với tôi: “Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả”. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: “Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra”. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.

Câu 8.

a. Không sử dụng biện pháp nhân hóa vì câu chỉ miêu tả hoạt động bình thường của chú bộ đội.

b. Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, câu đã nhân hóa “mưa’ bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “bác”.

Câu 9. HS đặt câu phù hợp.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

• 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Tập làm văn (8 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn, có số lượng câu từ 5 đến 7 câu, miêu tả một loại cây trồng ở nhà em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn): 8 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Mẫu:

Trước sân nhà ông bà em có một cây thanh long cũng đã gần mười năm tuổi. Vùng này rất hiếm nhà có trồng loại cây này, nên em tự hào về cây thanh long của bà.

Cây thanh long có vẻ ngoài rất độc đáo. Nó là loài không thể tự đứng thẳng mà phải bò lên một vật thể khác để vươn lên cao. Nhưng vì kích thước quá lớn và sức nặng của mình, nên nó chẳng bò lên cây nào trong vườn được cả. Do đó, ông phải xây một cây trụ bằng xi măng cho nó bò lên. Từ gốc đến thân, rồi ngọn của cây thanh long đều trông giống hệt nhau, không có nhiều khác biệt như các cây ăn quả trong vườn. Thân cây to như bắp chân, có hình dáng như một cái hộp vuông kéo dài, với bốn cạnh vuông nhô hẳn lên như các khía của quả khế. Cách một khoảng chừng 10cm, trên cạnh nhô đó sẽ xuất hiện một điểm lõm xuống, khiến bề mặt các cạnh của cây nhấp nhô như sóng lượn. Khoảng 1m, thân cây sẽ tự thắt lại rồi tiếp tục phình ra như kích cỡ trước đó, tạo điểm nhất chia thân cây thành từng khúc như khúc mía vậy. Điều thú vị là cây thanh long dù ở ngọn hay thân đều có màu xanh mướt, nên nhìn từ xa trông cứ như cây đồ chơi. Đến mùa ra hoa, cây sẽ trổ hoa từ chính các điểm lõm xuống ở cạnh của thân. Bông hoa thanh long chủ yếu tập trung ở đầu các cành và số lượng khá ít. Chúng trông như hoa quỳnh, khá to và trắng muốt. Sau khi hoa đậu thành quả, cánh sẽ rụng dần, để lộ quả thanh long với những chiếc tai màu xanh đáng yêu. Khi chín, vỏ quả sẽ chuyển sang tím hồng nổi bật, mời gọi em hái ăn.

Mỗi năm, cây thanh long nhà bà cho nhiều quả lắm. Ông bà sẽ đem chia cho con cháu và hàng xóm láng giềng chứ không đem bán bao giờ. Những quả thanh long ấy thơm ngọt như tấm lòng của ông bà.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

    Xem thêm