Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức - Đề số 1

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Kết nối tri thức có đáp án được biên tập bám sát chương trình SGK Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức giúp các em ôn tập hiệu quả.

1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Nhà phát minh 6 tuổi” (Trang 51, 52 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

TÌNH BẠN

Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng :

- Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá !

Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn :

- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.

Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.

Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn.

- Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.

Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.

- Tớ không bỏ cậu đâu.

Sóc cương quyết.

Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen :

- Các cháu có một tình bạn thật đẹp.

Câu 1 (0,5 điểm). Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì?

A. Rủ nhau vào rừng hái hoa.

B. Rủ nhau vào rừng hái quả.

C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn.

Câu 2 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì?

A. Vội vàng ngăn Thỏ.

B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn.

C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây.

Câu 3 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị ngã nhào, Thỏ nói với Sóc câu gì? Hãy ghi lại câu nói đó:

.......................................................................................

Câu 4 (0,5 điểm). Việc làm của Sóc nói lên điều gì?

A. Sóc là người bạn rất khỏe.

B. Sóc là người bạn chăm chỉ.

C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn.

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện Tình bạn có nội dung là gì?

.......................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) dưới từ gạch chân trong câu sau:

Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc.

Câu 7 (1,0 điểm). Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau:

a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông.

.......................................................................................

b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.

.......................................................................................

Câu 8 (1,5 điểm). Cho đoạn văn sau:

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

Em hãy tìm các động từ, danh từ có trong đoạn văn trên rồi điền vào bảng sau:

Danh từ

Động từ

Câu 9 (0,5 điểm). Đặt một câu nói về một người bạn của em, trong đó có sử dụng 1 danh từ và 1 động từ.

....................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động ở địa phương em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.

2. Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng

Trả lời câu hỏi:

Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” là một lời khen dành cho Ma-ri-a, công nhận và khích lệ Ma-ri-a thực sự là cô bé tài năng, thông minh thiên bẩm và rất tinh tường khi phát hiện ra những hiện tượng vật lí xung quanh mình.

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1 (0,5 điểm). B

Câu 2 (0,5 điểm). B

Câu 3 (0,5 điểm). - Tớ không bỏ cậu đâu.

Câu 4 (0,5 điểm). C

Câu 5 (1,0 điểm). Ca ngợi một tình bạn đẹp giữa Sóc và Thỏ.

Câu 6 (1,0 điểm).

Thanh (DT) ngẩn ngơ nhìn (ĐT) vòm đa (DT) bên kia đường đang nảy (ĐT) lộc.

Câu 7 (1,0 điểm).

a. 5 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông, sông cái,...

b. 5 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào, mưa xuân,...

Câu 8 (1,5 điểm).

Danh từ

Động từ

chiếc vuốt, ngọn cỏ, nhát dao, đôi cánh, cái áo, chấm đuôi, tôi

thử, co cẳng, đạp, lia, vũ, đi, soi gương

Câu 9 (0,5 điểm). HS đặt câu phù hợp.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):

· 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

· 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,25 điểm):

· 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Viết (8 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có số lượng câu từ 10 đến 15 câu, thuật lại hoạt động ở địa phương em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 8 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm:

Trải nghiệm sẽ đem đến cho con người nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Và em cũng có được rất nhiều trải nghiệm như vậy.

Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, gia đình em sẽ về quê ngoại để ăn Tết. Mọi năm, gia đình em thường ăn Tết ở quê nội - trên thành phố. Nhưng năm nay, em đã được trải nghiệm không khí Tết ở một vùng nông thôn. Em cảm thấy rất tuyệt vời và thú vị.

Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Khu chợ nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Các mặt hàng như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… được bày bán rất nhiều. Người mua, người bán rộn ràng không kém với thành phố. Không khí vui tươi khiến em cảm thấy thật háo hức, rộn ràng.

Hai mươi tám Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau gói bánh chưng. Mẹ đã đi chợ mua sẵn các nguyên liệu gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Lần đầu tiên trong đời, em được xem và gói bánh chưng. Mọi người trong gia đình vừa gói bánh, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.

Bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to, rồi cho từng chiếc bánh vào. Sau đó, bố còn đổ nước vào để luộc bánh. Chiếc bánh của em cũng được cho vào luộc. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng chị gái háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.

Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Khoảnh khắc năm mới đang đến rất gần rồi.

Một trải nghiệm đáng nhớ, khiến em thêm yêu quê hương của mình. Không chỉ vậy, em cũng thêm trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước nhiều hơn.

3. Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung kiểm tra

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

Đọc hiểu

Số câu

2

1

1

1

5

Câu số

1,2

3

4

5

Số điểm

1

0.5

0,5

1

3

Kiến thức tiếng việt

Sốcâu

1

1

2

4

Câu số

6

7

8;9

Số điểm

1

1

2

4

Tổng

Số câu

2

1

2

1

3

9

Số điểm

1

1

1,5

0,5

3

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chính tả

Số câu

1

1

Câu số

1

Số điểm

2

2

2

Viết

Số câu

1

1

Câu số

1

Số điểm

8

8

Tổng số câu

1

1

2

Tổng số điểm

2

8

10

Xem thêm các đề thi khác:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

    Xem thêm