Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo - Đề 5
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 có đáp án giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo kiến thức đã học.
Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo có đáp án
Trường Tiểu học................... | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 |
A. TIẾNG VIỆT (4 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản
Đọc đoạn văn sau:
MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ đi nghỉ mát ở một bãi biển vào dịp hè. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa. Thế rồi, họ trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà nghe thấy để bà đi chỗ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại mà giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Trò chuyện với những người trong quán. Hai vợ chồng hỏi bà cụ khả nghi kia là ai và họ… sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình giẫm phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Thương cháu đến ngẩn ngơ, từ dạo ấy, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lí do thì bà cụ đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ô, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi”.
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…
(Theo Internet Những câu chuyện cảm động – Diễn đàn làm cha mẹ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi ngồi trên bãi biển, gia đình nọ đã nhìn thấy điều gì lạ?
a. Một cụ già đang lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển bỏ vào cái túi.
b. Bọn trẻ tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát.
c. Một cụ già tóc bạc trắng như cước, khuôn mặt nhăn nheo dắt đứa cháu đi dạo trên bãi biển.
Câu 2. Những chi tiết nào mô tả thái độ coi thường, e ngại của gia đình đó đối với bà cụ ?
a. Quát bọn trẻ tránh xa cụ già và đuổi cụ già ra chỗ khác kiếm ăn.
b. Vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa; cố ý nói to để bà cụ nghe thấy mà đi chỗ khác kiếm ăn.
c. Bà cụ mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.
d. Chẳng hứng thú tắm biển nữa, kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Câu 3. Điều gì về bà cụ khiến gia đình nọ ngạc nhiên, sững sờ?
a. Bà cụ từng có đứa cháu ngoại bị chết do đạp phải một mảnh chai khi bán hàng rong trên bãi biển.
b. Bà cụ là người dân ở đây. Việc nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc là một thú vui của bà.
c. Từ khi đứa cháu chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển, bà cụ cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc những hòn đá có cạnh sắc để các cháu bé có thể vui chơi mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của bà.
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về việc làm của bà cụ?
a. Nó đem lại sự bình yên cho cuộc sống.
b. Bà cụ là tấm gương sống vì người khác. Việc làm của bà cụ tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn.
c. Việc làm của bà cụ rất đáng được trả công.
d. Đó là một việc làm khó khăn, không phải ai cũng có thể làm được.
2. Luyện từ và câu
Câu 5. Em hãy gạch chân dưới các danh từ có trong đoạn thơ sau:
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
(Trích Cô giáo lớp em)
Câu 6. a. (1,0 điểm) Em tìm và điền động từ vào ô trống dưới đây:
Khi mẹ vắng nhà, em .............. khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị .............. gạo
Khi mẹ vắng nhà, em .............. cơm
Khi mẹ vắng nhà, em .............. cỏ vườn.
b. (2,0 điểm) Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu (yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động từ):
a. Vì trời mưa to nên...........................................................................................................
b. Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì..............................................................
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
a | b | c | b |
Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Câu 6: a) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn.
b. Mỗi ý đúng được 1,0 điểm
(1) Vì trời mưa to nên chúng em được nghỉ học.
(2) Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì hôm nay em đã không dậy muộn.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng
A. Mở bài (1 điểm)
Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài.
B. Thân bài (2 điểm)
- Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.
- Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.
C. Kết bài (1 điểm)
Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…
- Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài mẫu:
Mỗi tối trước khi đi ngủ, em đều may mắn được bà kể cho nghe những câu chuyện hay. Nào là câu chuyện cổ tích, chuyện cuộc sống hàng ngày xung quanh em. Nhưng có một lần em ấn tượng nhất, đó là khi bà kể chuyện về Những hạt thóc giống. Câu chuyện là một ví dụ tiêu biểu để kể về tính trung thực đáng quý.
Có một ông vua, đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi. Vua mong muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua của mình để cai trị đất nước. Thế là ông Vua đã quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc. Vua ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.
Thời gian thấm thoát trôi, vụ mùa cũng đến, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, duy chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành.
Mọi người chỉ trỏ bàn tán tại sao cậu bé lại ngu ngốc như thế. Chỉ có vua là cười và nói rằng: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”.
Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.
Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Bà còn nhắc nhở em rằng, cho đến cùng lòng trung thực sẽ chiến thắng.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 | Mức 3 | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 2 | 4 | 0 | 2,0 | ||||
Luyện từ và câu | 1 | 0,5 | 0,5 | 2 | 0 | 4,0 | |||
Luyện viết chính tả | 1 | 0 | 1 | 1,5 | |||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1,5 | 1,5 | 6 | 2 | 8 câu/10đ | |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,5 | 4,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 3,5 35% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 | 4 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài. - Xác định được các chi tiết trong bài. | 2 | C1, 3 | ||
Kết nối | - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc. | 1 | C2, 4 | |||
CÂU 5 – CÂU 6 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được các danh từ trong câu. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Hiểu nghĩa và sử dụng được các động từ đã học. | 0,5 | C6.a | |||
Vận dụng | - Đặt được câu đúng ngữ pháp, có sử dụng động từ. | 0,5 | C6.b | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại được câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. - Vận dụng được các kiến thức đã học về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu để nhận xét về câu chuyện đã kể - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 |
Xem thêm:
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 1
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 2
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 3
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 4
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 5