Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Nằm trong bộ Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 sách Chân trời sáng tạo có đáp án bao gồm 3 phần Đề thi: Đọc thành tiếng - Đọc hiểu - Viết giúp các em học sinh lớp 4 ôn tập kiến thức Tiếng Việt 4 giữa học kì 1 hiệu quả.
Đề thi giữa kì 1 tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)
Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây:
1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức
2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch
3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang
4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư
Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
(Tham khảo các Bài đọc ở trong File tải)
II. ĐỌC - HIỂU (8Đ)
Bài đọc:
Bóp nát quả cam
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Truyện kể về nhân vật lịch sử nào?
A. Trần Quốc Toản
B. Trần Hưng Đạo
C. Trần Nhân Tông
D. Trần Thái Tông
Câu 2: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác
B. Giúp đỡ nước ta
C. Thông thương với nước ta
D. Xâm chiếm nước ta
Câu 3: Đợi mãi không gặp được vua, Quốc Toản đã làm gì?
A. Liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
B. Tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
C. Hai bàn tay bóp chặt quả cam.
D. La hét
Câu 4: Vì sao khi được vua khen và ban cho quả cam, Quốc Toản vẫn ấm ức?
A. Vì Trần Quốc Toản muốn được đi đánh giặc ngay nhưng vua không cho.
B. Vì Trần Quốc Toản tâu vua cách đánh giặc nhưng không được đồng ý.
C. Vì Trần Quốc Toản nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.
D. Vì Trần Quốc Toản không thích nhận lời khen từ vua .
Câu 5: Vì sao Trần Quốc Toản xin được gặp vua?
……………………………………………………………………………………
Câu 6: Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam cho thấy điều gì?
……………………………………………………………………
……………………………………………………………
Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong bài Bóp nát quả cam ?
....................................................................................................................
…………………………………………………………………...............
Câu 8: Câu nào sau đây gồm các danh từ riêng?
A.mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông
B.giáo viên, bác sĩ, kế toán, kĩ sư
C.học sinh, sinh viên, thiếu nhi, trẻ em
D.Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng
Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “ đoàn kết, tương thân tương ái” của dân tộc ta là:
A. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
B. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
C. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
D. Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu 10: Tìm 2 danh từ và 2 động từ có trong bài đọc.
– Danh từ: ………………………………………………………………………
- Động từ: ………………………………………………………………………
Câu 11: Viết 1 câu với danh từ hoặc động từ vừa tìm được ở câu 10.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
III. VIẾT (10Đ)
Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
ĐÁP ÁN:
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 | |
Tiêu chuẩn cho điểm | Điểm |
1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các cụm từ có nghĩa. | ……/0,5đ |
2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu. | ……/0,5đ |
3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút). | ……/0,5đ |
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu. | ……/0,5đ |
Cộng | ……/2đ |
II. ĐỌC HIỂU
Câu 1: A (0,5đ)
Câu 2: D (0,5đ)
Câu 3: A (0,5đ)
Câu 4: C (0,5đ)
Câu 5: Trần Quốc Toản xin được gặp vua để đánh giặc (1đ)
Câu 6: Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam chứng tỏ Trần Quốc Toản là người yêu nước và căm thù quân giặc. (1đ)
Câu 7: Có tinh thần yêu nước, biết ơn những vị anh hùng dân tộc (1đ)
Câu 8: D (0,5đ)
Câu 9: B (0,5đ)
Câu 10: - Danh từ: vua, giặc, thuyền, lính gác,…
- Động từ: mượn, đợi, quỳ, nghiến, bước,… (0,5đ)
Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ)
III. VIẾT
Đề bài : Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
- Cấu trúc bài kiểm tra Viết: 10 điểm
- Hướng dẫn chấm điểm Viết theo thang điểm Rubric
Nội dung đánh giá | Mức điểm | Tiêu chí |
Hình thức | 2đ | - Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận - Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại kể chuyện/ tường thuật. - Bài viết ít gạch xoá |
Mở đoạn/Mở bài | 0,5đ | Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài. |
Thân đoạn/Thân bài
| 3đ | Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất. |
Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo. | ||
Kết đoạn/Kết bài | 0,5đ | Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó. |
Kỹ năng | 2đ | Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả. Sai 5 -10 lỗi chính tả trừ 0,5đ Sai từ 11 lỗi trở lên trừ 1đ Viết sai tên riêng của tổ chức/cơ quan: - 0,5đ/lỗi |
1đ | Dùng từ, đặt câu bao gồm : - Dùng từ, đặt câu: viết câu đúng ngữ pháp, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, dấu câu … - Dùng từ đúng ngữ cảnh - Diễn đạt câu chính xác, thể hiện ý rõ ràng. - Viết câu mạch lạc, đúng ngữ pháp, lời văn diễn đạt tự nhiên, sinh động, lôi cuốn. - Bố cục rõ ràng; các phần cân đối; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau mạch lạc. | |
1đ | Tính sáng tạo - Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh. - Từ ngữ thể hiện ý rõ ràng, xưng hô lịch sự, lời văn nhẹ nhàng, kể chuyện/ tường thuật sinh động, biết dùng vốn kiến thức đã học như: từ láy, từ ghép, từ ngữ so sánh, nhân hóa... |
Xem thêm các đề thi do VnDoc biên soạn:
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Đề 1
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Đề 2
- Đề thi Giữa học kì 1 lóp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Đề 3
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Đề 4
- Đề thi giữa học kì 1 lóp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Đề 5
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 1
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 2
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 3
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 4
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Đề 5