Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức - Đề số 2

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức - Đề số 2 có đáp án được biên tập bám sát chương trình SGK Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức giúp các em ôn tập hiệu quả.

1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Nghệ sĩ trống” (Trang 26, 27 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Mi-lô trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

Câu 1 (0,5 điểm). Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?

A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng.

B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.

C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.

D. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.

Câu 2 (0,5 điểm). Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào?

A. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa.

B. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân.

C. Lăn vào góc khuất để được yên thân và mọc thành cây lúa.

D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt, giúp nó phát triển.

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan thát trong đất.

D. Vì hạt lúa sợ sẽ bị mang đi bán cho người khác.

Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao lạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất?

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn,

D. Vì hạt lúa muốn được lăn mình xuống đồng ruộng có nước.

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) trong câu sau:

Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa tới.

Câu 7 (1,0 điểm). Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

Câu 8 (1,5 điểm). Xác định từ loại của các từ gạch chân trong câu sau:

Khi đi từ đây, khung cửa sẽ mở ra những khung trời rực rỡ thiên nhiên lung linh mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng cao hơn, đẹp hơn.

Câu 9 (0,5 điểm). Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu dưới đây:

Theo những chặng đường đời, đôi mắt ấy ghi dấu bao kỷ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Cây đa làng

Cây đa tỏa rợp bóng mát. Thân cây chia thành nhiều múi, có chỗ trưởng như do nhiều cây ghép lại. Những cái rễ lớn bắt đầu từ trên nửa thân cây, “vuốt nặn” cho thân bành ra, rất nhiều góc cạnh, trông như cái cổ của một người khổng lồ gầy guộc, già nua, đang nổi gân lên trong cuộc cãi vã. Rồi ai đó đắp lên đây những cái mụn to như chiếc thủng, làm cho thân cây sần sùi, hang hốc. Trẻ em chui gọn vào trong các hốc cây chơi trò trốn tìm, đánh trận giả.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.

2. Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. B

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. A

Câu 5. HS rút ra từ câu chuyện, ví dụ: Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công.

Câu 6.

- Danh từ: Nó, hạt lúa.

- Động từ: đến.

Câu 7.

- Danh từ chung: núi, dòng, sông, nắng, đường, nhà

- Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Bác Hồ.

Câu 8.

Khi đi (ĐT) từ đây, khung cửa (DT) sẽ mở (ĐT) ra những khung trời (DT) rực rỡ thiên nhiên (DT) lung linh mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng (DT) cao hơn, đẹp hơn.

Câu 9.

Theo chặng đường đời, cái gì ghi dấu bao kỷ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành?

II. Tập làm văn

Những câu chuyện cổ tích với các chi tiết thần kì, huyền ảo luôn có sức hấp dẫn khó mà từ chối đối với em. Trong các câu chuyện đã đọc, Cây tre trăm đốt là câu chuyện mà em ấn tượng nhiều nhất.

Câu chuyện kể về anh Khoai - một chàng thanh niên khỏe mạnh, nhanh nhẹn lại cần cù, chịu khó. Biết anh không có người thân, tên địa chủ đã gọi anh đến và hứa hẹn sẽ gả con gái cho anh ta. Và điều kiện, là anh Khoai phải làm việc cho nhà ông ta ba năm không lấy tiền công. Anh Khoai đồng ý, và từ hôm đó, anh làm việc quần quật sớm hôm, không quản nắng mưa. Nhờ vậy, của cải nhà phú ông ngày càng đầy lên. Thế nhưng, khi ngày hẹn đến, phú ông lại đưa ra thêm một yêu cầu, đó là sính lễ. Ông đòi anh Khoai đem đến cây tre trăm đốt, thì mới gả con gái cho. Anh nông dân ngây thơ, nghe thấy vậy liền vác rìu lên rừng tìm tre. Còn phú ông, thì chờ anh vừa rời đi, liền lập tức tổ chức đám cưới cho con gái và một cậu ấm nhà phú ông làng bên.

Anh Khoai đi mãi qua nhiều ngọn đồi, nhiều khu rừng mà mãi vẫn không tìm được cây tre dài đủ trăm đốt. Khi anh đang bế tắc, đau khổ, thì ông Bụt đã hiện ra. Ông bảo anh đi chặt về một trăm đốt tre rời. Rồi dạy anh câu thần chú “khắc nhập, khắc nhập” để nối chúng lại thành cây tre dài trăm đốt. Ông còn dạy anh câu thần chú “khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tách ra, bó gọn lại cho dễ mang về nhà. Nhờ có ông Bụt, anh Khoai có được sính lễ mà phú ông yêu cầu. Anh hăm hở trở về nhà với niềm vui sướng vô cùng. Ngờ đâu, khi anh về đến nơi, đám cưới đang được tổ chức linh đình, mà chú rể không phải anh. Anh Khoai tức giận lắm, liền đọc thần chú, nối liền tên phú ông gian manh vào một trăm đốt tre, khiến ông ta vừa xấu hổ lại đau đớn vô cùng. Tên phú hộ kia cũng muốn chạy lại cứu giúp, thì bị anh Khoai đọc thần chú cho dính liền vào với cây tre luôn. Cuối cùng, anh yêu cầu tên phú ông phải thực hiện lời hứa, thì anh mới thả họ ra. Quá đau đớn, tên phú ông đành phải đồng ý. Thế là, đám cưới của anh Khoai và con gái phú ông được tổ chức linh đình trong sự chúc phúc của bà con.

Trong câu chuyện Cây tre trăm đốt, anh Khoai đã sử dụng phép thuật để trừng phạt trực tiếp những kẻ xấu xa. Chi tiết đó khiến người đọc vô cùng hả dạ. Đó cũng là bài học cho những kẻ có ý định lừa dối, lợi dụng kẻ khác thì phải dừng lại ngay, nếu không sẽ phải nhận hậu quả nặng nề. Bài học ấy đã được tác giả dân gian gửi gắm khéo léo trong câu chuyện trên.

Xem thêm: 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

    Xem thêm