Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Bộ đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo kiến thức đã học.

Đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 1

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)

Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây:

1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức

2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch

3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang

4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư

Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

(Tham khảo các Bài đọc ở trong File tải)

II. ĐỌC - HIỂU (8Đ)

Bài đọc:

Bóp nát quả cam

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.

Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Truyện kể về nhân vật lịch sử nào?

A. Trần Quốc Toản

B. Trần Hưng Đạo

C. Trần Nhân Tông

D. Trần Thái Tông

Câu 2: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác

B. Giúp đỡ nước ta

C. Thông thương với nước ta

D. Xâm chiếm nước ta

Câu 3: Đợi mãi không gặp được vua, Quốc Toản đã làm gì?

A. Liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.

B. Tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

C. Hai bàn tay bóp chặt quả cam.

D. La hét

Câu 4: Vì sao khi được vua khen và ban cho quả cam, Quốc Toản vẫn ấm ức?

A. Vì Trần Quốc Toản muốn được đi đánh giặc ngay nhưng vua không cho.

B. Vì Trần Quốc Toản tâu vua cách đánh giặc nhưng không được đồng ý.

C. Vì Trần Quốc Toản nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.

D. Vì Trần Quốc Toản không thích nhận lời khen từ vua .

Câu 5: Vì sao Trần Quốc Toản xin được gặp vua?

……………………………………………………………………………………

Câu 6: Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam cho thấy điều gì?

……………………………………………………………………

……………………………………………………………

Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong bài Bóp nát quả cam ?

....................................................................................................................

…………………………………………………………………...............

Câu 8: Câu nào sau đây gồm các danh từ riêng?

A.mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông

B.giáo viên, bác sĩ, kế toán, kĩ sư

C.học sinh, sinh viên, thiếu nhi, trẻ em

D.Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng

Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “ đoàn kết, tương thân tương ái” của dân tộc ta là:

A. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

C. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

D. Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu 10: Tìm 2 danh từ và 2 động từ có trong bài đọc.

– Danh từ: ………………………………………………………………………

- Động từ: ………………………………………………………………………

Câu 11: Viết 1 câu với danh từ hoặc động từ vừa tìm được ở câu 10.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

III. VIẾT (10Đ)

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

ĐÁP ÁN:

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

Tiêu chuẩn cho điểm

Điểm

1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các cụm từ có nghĩa.

……/0,5đ

2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu.

……/0,5đ

3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút).

……/0,5đ

4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.

……/0,5đ

Cộng

……/2đ

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: A (0,5đ)

Câu 2: D (0,5đ)

Câu 3: A (0,5đ)

Câu 4: C (0,5đ)

Câu 5: Trần Quốc Toản xin được gặp vua để đánh giặc (1đ)

Câu 6: Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam chứng tỏ Trần Quốc Toản là người yêu nước và căm thù quân giặc. (1đ)

Câu 7: Có tinh thần yêu nước, biết ơn những vị anh hùng dân tộc (1đ)

Câu 8: D (0,5đ)

Câu 9: B (0,5đ)

Câu 10: - Danh từ: vua, giặc, thuyền, lính gác,…

- Động từ: mượn, đợi, quỳ, nghiến, bước,… (0,5đ)

Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ)

III. VIẾT

Đề bài : Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

  • Cấu trúc bài kiểm tra Viết: 10 điểm
  • Hướng dẫn chấm điểm Viết theo thang điểm Rubric

Nội dung đánh giá

Mức điểm

Tiêu chí

Hình thức

- Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận

- Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại kể chuyện/ tường thuật.

- Bài viết ít gạch xoá

Mở đoạn/Mở bài

0,5đ

Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài.

Thân đoạn/Thân bài

Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.

Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

Kết đoạn/Kết bài

0,5đ

Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.

Kỹ năng

Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả.

Sai 5 -10 lỗi chính tả trừ 0,5đ

Sai từ 11 lỗi trở lên trừ 1đ

Viết sai tên riêng của tổ chức/cơ quan: - 0,5đ/lỗi

Dùng từ, đặt câu bao gồm :

- Dùng từ, đặt câu: viết câu đúng ngữ pháp, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, dấu câu …

- Dùng từ đúng ngữ cảnh

- Diễn đạt câu chính xác, thể hiện ý rõ ràng.

- Viết câu mạch lạc, đúng ngữ pháp, lời văn diễn đạt tự nhiên, sinh động, lôi cuốn.

- Bố cục rõ ràng; các phần cân đối; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau mạch lạc.

Tính sáng tạo

- Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh.

- Từ ngữ thể hiện ý rõ ràng, xưng hô lịch sự, lời văn nhẹ nhàng, kể chuyện/ tường thuật sinh động, biết dùng vốn kiến thức đã học như: từ láy, từ ghép, từ ngữ so sánh, nhân hóa...

Đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 2

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)

Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây :

1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức

2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch

3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang

4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư

Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

(Tham khảo các Bài đọc ở cuối trang)

II. ĐỌC - HIỂU (8Đ)

Bài đọc:

Buổi chợ trung du

Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.

Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người gồng gánh, thúng mủng vì bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.

Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.

(Theo Tạ Duy Anh)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Cảnh chợ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?

A. Đêm muộn.

B. Hoàng hôn.

C. Bình minh.

D. Giữa trưa.

Câu 2: Không khí buổi chợ trung du như thế nào?

A. Nhộn nhịp.

B. Yên tĩnh.

C. Êm đềm.

D. Vắng lặng,

Câu 3: Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ nhộn nhịp?

A. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp.

B. Buổi chợ dần dần tươi sáng.

C. Chân bước thoăn thoắt.

D. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều.

Câu 4: Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì?

A. Chợ rất nhiều người và đồ dùng.

B. Có nhiều quần áo bán trong chợ.

C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.

D. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ.

Câu 5: Khung cảnh buổi chợ trung du gợi cho em những suy nghĩ gì về cảnh vật nơi đây?

……………………………………………………………………….…………………

………………………………………………………………….………………………

Câu 6: Việc họp chợ ở vùng trung du cho em thấy điều gì?

……………………………………………………………………….…………………

Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong bài “Buổi chợ trung du”?

……………………………………………………………………….…………………

………………………………………………………………….………………………

Câu 8: Câu nào sau đây gồm các danh từ riêng?

A.núi non, đồng ruộng, nhà cửa, đường sá.

B.học hành, ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành.

C.màu sắc, hình dạng, kích thước, to nhỏ.

D.Âu Cơ, Lạc Long Quân, Hai Bà Trưng, Quang Trung.

Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “ đoàn kết, tương thân tương ái” của dân tộc ta là:

A. Cái nết đánh chết cái đẹp.

B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu 10: Tìm 2 danh từ và 2 động từ

- Danh từ: …………………………………………………………………………….

- Động từ: ……………………………………………………………………………..

Câu 11: Viết 1 câu với danh từ hoặc động từ vừa tìm được ở câu 10.

……………………………………………………………………….…………………

………………………………………………………………….………………………

III. VIẾT (10Đ)

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em (hoặc bạn bè, người thân) đã làm.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4
Tiêu chuẩn cho điểmĐiểm
1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các cụm từ có nghĩa.……/0,5đ
2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu.……/0,5đ
3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút).……/0,5đ
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.……/0,5đ
Cộng……/2,0đ

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: C (0,5đ)

Câu 2: A (0,5đ)

Câu 3: A (0,5đ)

Câu 4: D (0,5đ)

Câu 5: Khung cảnh buổi chợ trung du gợi cho em suy nghĩ về cảnh nhộn nhịp của phiên chợ vùng cao (1đ)

Câu 6: Việc họp chợ ở vùng trung du cho em thấy rất nhiều hàng hóa được bán trong chợ (1đ)

Câu 7: Sau khi đọc xong bài “Buổi chợ trung du” em thấy người vùng cao cũng họp chợ như người kinh (1đ)

Câu 8: D (0,5đ)

Câu 9: B (0,5đ)

Câu 10: - Danh từ: nhà cửa, ruộng đồng, cây cối, đường sá … (0,5đ)

- Tính từ: vuông vức, tròn trịa, san sát, mênh mông … (0,5đ)

Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ)

III. VIẾT

Bài làm:

Chiều nay, trường em đã tổ chức liên hoan mừng tết trung thu rất vui và sôi động. Kết thúc buổi tiệc, mọi người nhanh chóng trở về nhà để kịp đi chơi buổi tối với gia đình. Còn em thì ngồi lại chờ mẹ đến đón muộn. Nhờ vậy mà em đã làm được một việc tốt thật ý nghĩa.

Lúc đó, khi em đang đứng ở cổng, thì nhìn thấy cô lao công đang một mình quét dọn phần sân tổ chức liên hoan. Ở đó có rất nhiều vụn rác của thức ăn và giấy màu. Nhìn bầu trời đang sắp tối, em chần chừ vài giây, rồi chủ động chạy về phía cô, xin được giúp cô quét sân. Mới đầu cô còn ngần ngại, nhưng thấy em quyết tâm, cô bèn gật đầu đồng ý. Thế là em liền để cặp lên ghế đá, rồi vào lớp lấy chổi và xúc rác ra cùng cô quét sân. Vì có hai người cùng làm nên tiến độ công việc trở nên nhanh chóng hơn hẳn. Chỉ hơn 15p, sân đã sạch bong. Thay vào đó là 2 túi rác đen lớn. Hai cô cháu ì ạch kéo chúng ra thùng rác ở gần cổng. Thế là hoàn thành nhiệm vụ. Cô lao công rất vui, cô cảm ơn em nhiều lần lắm. Bởi cô bảo nhờ có em mà hôm nay có thể về sớm đưa con đi chơi trung thu.

Trên đường về nhà, em đã kể cho mẹ nghe về việc tốt mà mình làm được. Ánh mắt của mẹ lúc ấy sáng lên niềm hạnh phúc về em. Niềm vui cứ thế mà được nhân lên rất nhiều lần.

Đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 3

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)

Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây :

1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức

2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch

3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang

4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư

Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

(Tham khảo các Bài đọc ở cuối trang)

II. ĐỌC - HIỂU (8Đ)

Bài đọc:

Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa, trong một ngôi làng nọ có một người giàu có, ông có năm người con. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Dù cuộc sống sung túc nhưng những đứa con của ông không hòa thuận mà còn đố kỵ lẫn nhau - điều này khiến ông rất buồn.

Ít lâu sau người cha bị bệnh nặng, biết mình không qua khỏi. Một hôm, ông bảo giai nhân đem ra một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi ông gọi năm người con lại và bảo:

"Các con hãy thử bẻ bó đũa này xem ai có thể bẻ gãy được."

Người con cả gắng hết sức nhưng không thể bẻ nổi bó đũa. Người con thứ cũng bẻ, nhưng vô ích. Các người con còn lại cũng lần lượt lấy hết sức bình sinh để bẻ, bó đũa vẫn không bị gãy một chiếc nào.

Người cha cầm lấy bó đũa và tháo ra, rồi bẻ từng chiếc một, không cần mất sức cũng bẻ gãy hết rồi ôn tồn nói với các con:

"Các con ạ, bó đũa được ví như năm anh em các con đó, nếu mỗi người các con đều chung tay gánh vác mỗi người một việc thì không kẻ thù nào làm các con gục ngã được, còn nếu các con chỉ nghĩ đến bản thân mình thì sẽ trở nên lẻ loi và bị thất bại trong cuộc đời. Hãy hứa với cha rằng, ba con sẽ chung sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu nhau sau khi cha nhắm mắt xuôi tay."

Sau khi người cha qua đời các con ông đã học được bài học lớn và trở nên yêu thương nhau hơn.

(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Điều gì làm người cha thấy rất buồn:

A.Người cha bệnh nặng.

B.Các con quá cực nhọc.

C. Các con luôn bất hòa.

D.Người cha sống cô độc.

Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa:

A. Vì họ cầm cả bó đủa mà bẻ.

B. Vì họ bẻ từng chiếc một.

C. Vì họ không đủ mạnh.

D. Vì từng chiếc đũa quá cứng.

Câu 3: Khi thấy các con không bẻ gãy bó đũa người cha làm gì?

A. Bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc.

B. Chia đều đũa cho các con cùng bẻ.

C. Ném bó đũa xuống sàn.

D. Giận dữ và bỏ đi.

Câu 4: Hành động của người cha dạy cho các con điều gì?

A. Hiểu được sức mạnh của sự đoàn kết.

B. Biết được sức mạnh của bản thân mình.

C. Cảm nhận được lòng cha thương con.

D. Cho thấy các con không đủ mạnh.

Câu 5: Người cha ví bó đũa như 5 anh em nhằm muốn các anh em, mỗi người làm gì?

....................................................................................................................

Câu 6: Người cha muốn các con hứa điều gì?

....................................................................................................................

....................................................................................................................

Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong câu truyện này ?

....................................................................................................................

....................................................................................................................

Câu 8: Câu nào sau đây chỉ có động từ?

A.chăm, học, chạy, nhảy

B.học, giỏi, ngoan, hiền

C.học, ăn, uống, ngủ

D.chăm, giỏi, ngoan, hiền

Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “đoàn kết” của dân tộc ta là:

A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

B. Một cây làm chẳng nên non.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Cây ngay không sợ chết đứng.

D. Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu 10: Tìm 2 động từ, 2 danh từ riêng là tên thành phố em biết:

- Động từ: ………………………………………………………………………

- Danh từ riêng: ………………………………………………………………..

Câu 11: Viết 1 câu với động từ em vừa tìm được ở câu 10.

........................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………..............…

III. VIẾT (10Đ)

Đề bài : Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

ĐÁP ÁN:

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

Tiêu chuẩn cho điểm

Điểm

1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các cụm từ có nghĩa.

……/0,5đ

2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu.

……/0,5đ

3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút).

……/0,5đ

4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.

……/0,5đ

Cộng

……/2đ

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: C (0,5đ)

Câu 2: A (0,5đ)

Câu 3: A (0,5đ)

Câu 4: A (0,5đ)

Câu 5: Người cha ví bó đũa như 5 anh em nhằm muốn các anh em, mỗi người các con đều chung tay gánh vác mỗi người một việc (1đ)

Câu 6: Người cha muốn các con hứa các con sẽ chung sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu nhau sau khi cha nhắm mắt xuôi tay. (1đ)

Câu 7: Phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh (1đ)

Câu 8: C (0,5đ)

Câu 9: B (0,5đ)

Câu 10: - Động từ: hát, bơi, múa, nhảy,… (0,5đ)

- Danh từ riêng: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ,… (0,5đ)

Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ)

III. VIẾT

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

  • Cấu trúc bài kiểm tra Viết: 10 điểm
  • Hướng dẫn chấm điểm Viết theo thang điểm Rubric

Nội dung đánh giá

Mức điểm

Tiêu chí

Hình thức

- Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận

- Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại kể chuyện/ tường thuật.

- Bài viết ít gạch xoá

Mở đoạn/Mở bài

0,5đ

Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài.

Thân đoạn/Thân bài

Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.

Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

Kết đoạn/Kết bài

0,5đ

Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.

Kỹ năng

Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả.

Sai 5 -10 lỗi chính tả trừ 0,5đ

Sai từ 11 lỗi trở lên trừ 1đ

Viết sai tên riêng của tổ chức/cơ quan: - 0,5đ/lỗi

Dùng từ, đặt câu bao gồm :

- Dùng từ, đặt câu: viết câu đúng ngữ pháp, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, dấu câu …

- Dùng từ đúng ngữ cảnh

- Diễn đạt câu chính xác, thể hiện ý rõ ràng.

- Viết câu mạch lạc, đúng ngữ pháp, lời văn diễn đạt tự nhiên, sinh động, lôi cuốn.

- Bố cục rõ ràng; các phần cân đối; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau mạch lạc.

Tính sáng tạo

- Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh.

- Từ ngữ thể hiện ý rõ ràng, xưng hô lịch sự, lời văn nhẹ nhàng, kể chuyện/ tường thuật sinh động, biết dùng vốn kiến thức đã học như: từ láy, từ ghép, từ ngữ so sánh, nhân hóa...

Bài làm:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện Ba chiếc rìu. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.

Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:

- Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?

- Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! - Anh tiều phu lễ phép trả lời.

- Được rồi, để ta tìm giúp con! - Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.

Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp một gia đình sống sung túc trong cả chục năm liền. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Cũng như lần trước, anh thanh niên lại từ chối chiếc rìu, vì nó không phải của mình. Cả hai lưỡi rìu mà ông tiên tìm ra đều rất có giá trị, đặc biệt là với một người có hoàn cảnh nghèo khó như anh tiều phu. Nhưng anh vẫn đều từ chối. Sự trung thực và thật thà ấy của anh khiến ông tiên rất hài lòng. Ông bật cười thật lớn, rồi hóa phép làm chiếc rìu sắt của anh tiều phu bay ra từ mặt nước. Anh sung sướng đón lấy và cảm ơn ông tiên rối rít. Khi anh định tạm biệt ông để tiếp tục làm việc, thì ông gọi anh lại và tặng cho anh hai chiếc rìu vàng, bạc lúc trước. Ông bảo đó là món quà cho người có lòng trung thực. Nói rồi, ông biến mất, để lại mặt hồ tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện. Có hai lưỡi rìu ấy, anh tiều phu trở nên giàu có hơn trước. Cuộc sống sung sướng hơn, nhưng anh ấy vẫn chăm chỉ làm lụng và thường xuyên giúp đỡ bà con như trước. Thật là một người có phẩm chất cao quý.

Câu chuyện Ba chiếc rìu ấy đã khắc họa một người tiều phu nghèo có tính trung thực, không bị của cải làm mờ mắt hay nảy lòng tham. Nhờ vậy, anh có cuộc sống hạnh phúc và giàu sang. Từ đó, câu chuyện gửi gắm bài học người có phẩm chất trung thực thì sẽ được yêu quý và gặp may mắn trong cuộc sống. Bài học vừa ý nghĩa lại dễ nhớ, dễ hiểu nên em luôn ghi nhớ trong lòng.

Đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Những ngày hè tươi đẹp” (trang 10) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Chân trời sáng tạo)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHIẾC LÁ

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!

– Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi cho đến bây giờ.

– Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

– Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện!

– Tôi không bịa tí nào đâu! Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi: những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.

Theo Trần Hoài Dương

Câu 1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau? (0,5 điểm)

A. Chim sâu và bông hoa.

B. Chim sâu và chiếc lá.

C. Bông hoa và chiếc lá.

D. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? (0,5 điểm)

A. Vì lá suốt đời chung thủy, vẫn là một chiếc lá.

B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

C. Vì lá có lúc biến thành Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người.

D. Vì lá có lúc biến thành ngôi sao.

Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)

A. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

B. Vật bình thường mới đáng quý.

C. Cuộc đời của lá cây thật buồn chán.

D. Lá cây vẫn mãi chỉ là lá cây.

Câu 4. Các danh từ riêng dưới đây đều chưa được viết hoa, em hãy phát hiện và viết lại cho đúng: (1 điểm)

Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải dãy núi trác nối liền với dãy núi đại huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa hai dãy núi là nhà bác hồ.

Câu 5. Em hãy xếp các từ được gạch chân vào các nhóm thích hợp: (1 điểm)

Nhưng chính chuồn chuồn kim lại dẫn đường cho Mai đến với khu vườn kì diệu. Cơn mưa buổi sáng đã gột sạch bụi bặm trên những tàu lá. Những đốm nắng vàng đậu trên thảm cỏ, mấy con bọ ngựa màu xanh đang ngủ say trên tàu lá chuối, vài con cánh cam vừa cựa mình, hai con bướm trắng đang khẽ rung đôi cánh mềm mại như sắp sửa bay lên.

(Theo Dương Hằng)

- Danh từ chỉ người: ..............................................................

- Danh từ chỉ vật: ...................................................................

- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: ........................................

................................................................................................

Câu 6. Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: (1 điểm)

Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú.

Câu 7. (1,5 điểm)

10 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

a) Tìm các danh từ chỉ con vật và đồ vật trong bức tranh trên:

................................................................................................

................................................................................................

b) Đặt một câu kể với danh từ chỉ con vật vừa tìm được:

................................................................................................

................................................................................................

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

TUỔI NGỰA

(Trích)

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách bể

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường.

Xuân Quỳnh

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực.

Đáp án:

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi:

+ Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách để gửi về làm tủ sách ở đình làng.

+ Việc làm này cho thấy cậu bé là người có tinh thần xây dựng làng quê trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời là một người bạn tốt, có tấm lòng cao cả.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

D. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2. (0,5 điểm)

B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

Câu 3. (0,5 điểm)

A. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 4. (1 điểm)

Sửa:

Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

Câu 5. (1 điểm)

- Danh từ chỉ người: Mai

- Danh từ chỉ vật: chuồn chuồn kim, vườn, bọ ngựa, cánh cam, bướm

- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: mưa, nắng

Câu 6. (1 điểm)

Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi nhiều mầm non vừa nhú .

Câu 7. (1,5 điểm)

a) - Danh từ chỉ con vật: con trâu

- Danh từ chỉ đồ vật: cái nón, cây sáo, quần áo

b) Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăm gặm cỏ.

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện về lòng trung thực, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm tham khảo:

“Những hạt thóc giống” là câu chuyện hay và ý nghĩa về lòng trung thực mà em được biết đến. Bằng cách kể chuyện thú vị, kịch tính, tác giả đã thu hút người đọc vào mạch chuyện và dễ dàng truyền tải bài học ý nghĩa về lòng trung thực trong cuộc sống.

Nhân vật chính trong câu chuyện là Chôm - một cậu bé nhà nghèo hết sức bình thường, nhưng đặc biệt hiền lành và thật thà. Vị vua của đất nước mà Chôm ở là một vị vua tốt, yêu nước và thương dân. Dưới sự cai trị của ông, nhân dân yên chí làm ăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng đến nay, nhà vua đã nhiều tuổi rồi, nhưng vẫn chưa có con nối dõi nên đã ra quyết định chọn một người dân thật xứng đáng trong vương quốc để nối ngôi của mình. Nghĩ là làm. Nhà vua triệu tập toàn bộ người dân trong vương quốc lại và thông báo về tiêu chí nối ngôi. Ông phát cho mỗi người dân một nắm thóc và nói rằng sau một năm, ai trồng ra nhiều thóc nhất từ nắm thóc đó thì sẽ được nối ngôi vua.

Sau sự kiện đó, người dân cả nước hối hả cày ruộng, trồng lúa. Riêng Chôm thì loay hoay mãi chẳng thể trồng nổi một cây lúa nào. Nhìn ruộng lúa xung quanh, nhà nào cũng tươi tốt, hạt thóc căng mẩy, trĩu hết thân lúa mà Chôm ao ước. Nhìn lại ruộng nhà mình chẳng mọc nổi một mầm cây, cậu buồn bã vô cùng. Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, Chôm quyết định chấp nhận sự thật bản thân chẳng thể nào trồng được lúa từ hạt giống vua ban. Chờ ngày nhà vua triệu kiến, cậu sẽ nói sự thật với nhà vua chứ không gian dối. Dù kết quả thế nào, cậu vẫn sẽ chấp nhận.

Cuối cùng, ngày nhà vua triệu tập nhân dân đến nộp thóc cũng tới. Hòa vào dòng người nô nức chở thóc lúa, lòng Chôm nặng trĩu theo từng bước chân. Khi đứng trước cung điện, cậu bé khiến nhà vua bất ngờ vì đến tay không. Khi ngài gọi cậu vào hỏi chuyện, Chôm run run nghẹn ngào thú nhận với nhà vua rằng mình không trồng được một cây lúa nào cả. Nói rồi, cậu cúi gằm mặt xuống, chờ bản án của mình. Nhưng cậu không ngờ rằng, nhà vua không hề trách phạt, mà dịu dàng xoa đầu cậu và kéo cậu lại gần. Sau đó, nhà vua từ tốn quan sát toàn bộ người dân phía trước và nói rằng: Số thóc ta phát cho các ngươi đều đã được luộc chín kĩ, nên nó không thể nào nảy mầm được. Chỉ một lời nói đó đã làm sáng tỏ chân tướng sự việc. Những người khác vì lòng tham ngôi báu nên đã gian dối, lén trồng lúa từ hạt giống của mình. Duy chỉ có Chôm là dám nói ra sự thật, mặc kệ nguy cơ bị trách phạt. Hành động đó không chỉ cho thấy lòng trung thực mà còn thể hiện sự dũng cảm của Chôm. Và đó chính là những phẩm chất mà nhà vua cần tìm cho người kế thừa ngôi báu. Vì vậy, Chôm được nhà vua chọn là người kế thừa ngôi vua, đón vào cung để dạy dỗ. Sau này, Chôm đã trở thành một vị vua tốt mà nhân dân yêu mến, kính trọng.

Từ nhân vật cậu bé Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống”, em hiểu được ý nghĩa của tấm lòng trung thực trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta trở thành một người được kính trọng và yêu mến. Do đó, em cũng luôn tự nhủ bản thân rằng phải sống trung thực, dám nói lên sự thật và lẽ phải.

Đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 5

Trường Tiểu học...................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. TIẾNG VIỆT (4 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau:

MỘT VIỆC NHỎ THÔI

Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ đi nghỉ mát ở một bãi biển vào dịp hè. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa. Thế rồi, họ trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.

Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà nghe thấy để bà đi chỗ khác kiếm ăn.

Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại mà giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.

Trò chuyện với những người trong quán. Hai vợ chồng hỏi bà cụ khả nghi kia là ai và họ… sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình giẫm phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Thương cháu đến ngẩn ngơ, từ dạo ấy, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lí do thì bà cụ đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ô, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi”.

Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…

(Theo Internet Những câu chuyện cảm động – Diễn đàn làm cha mẹ)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khi ngồi trên bãi biển, gia đình nọ đã nhìn thấy điều gì lạ?

a. Một cụ già đang lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển bỏ vào cái túi.

b. Bọn trẻ tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát.

c. Một cụ già tóc bạc trắng như cước, khuôn mặt nhăn nheo dắt đứa cháu đi dạo trên bãi biển.

Câu 2. Những chi tiết nào mô tả thái độ coi thường, e ngại của gia đình đó đối với bà cụ ?

a. Quát bọn trẻ tránh xa cụ già và đuổi cụ già ra chỗ khác kiếm ăn.

b. Vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa; cố ý nói to để bà cụ nghe thấy mà đi chỗ khác kiếm ăn.

c. Bà cụ mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.

d. Chẳng hứng thú tắm biển nữa, kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.

Câu 3. Điều gì về bà cụ khiến gia đình nọ ngạc nhiên, sững sờ?

a. Bà cụ từng có đứa cháu ngoại bị chết do đạp phải một mảnh chai khi bán hàng rong trên bãi biển.

b. Bà cụ là người dân ở đây. Việc nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc là một thú vui của bà.

c. Từ khi đứa cháu chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển, bà cụ cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc những hòn đá có cạnh sắc để các cháu bé có thể vui chơi mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của bà.

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về việc làm của bà cụ?

a. Nó đem lại sự bình yên cho cuộc sống.

b. Bà cụ là tấm gương sống vì người khác. Việc làm của bà cụ tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn.

c. Việc làm của bà cụ rất đáng được trả công.

d. Đó là một việc làm khó khăn, không phải ai cũng có thể làm được.

2. Luyện từ và câu

Câu 5. Em hãy gạch chân dưới các danh từ có trong đoạn thơ sau:

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

(Trích Cô giáo lớp em)

Câu 6. a. (1,0 điểm) Em tìm và điền động từ vào ô trống dưới đây:

Khi mẹ vắng nhà, em .............. khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị .............. gạo

Khi mẹ vắng nhà, em .............. cơm

Khi mẹ vắng nhà, em .............. cỏ vườn.

b. (2,0 điểm) Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu (yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động từ):

a. Vì trời mưa to nên...........................................................................................................

b. Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì..............................................................

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

a

b

c

b

Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

Câu 6: a) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn.

b. Mỗi ý đúng được 1,0 điểm

(1) Vì trời mưa to nên chúng em được nghỉ học.

(2) Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì hôm nay em đã không dậy muộn.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (1 điểm)

Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài.

B. Thân bài (2 điểm)

- Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.

- Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

C. Kết bài (1 điểm)

Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

- Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Bài mẫu:

Mỗi tối trước khi đi ngủ, em đều may mắn được bà kể cho nghe những câu chuyện hay. Nào là câu chuyện cổ tích, chuyện cuộc sống hàng ngày xung quanh em. Nhưng có một lần em ấn tượng nhất, đó là khi bà kể chuyện về Những hạt thóc giống. Câu chuyện là một ví dụ tiêu biểu để kể về tính trung thực đáng quý.

Có một ông vua, đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi. Vua mong muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua của mình để cai trị đất nước. Thế là ông Vua đã quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc. Vua ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.

Thời gian thấm thoát trôi, vụ mùa cũng đến, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, duy chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành.

Mọi người chỉ trỏ bàn tán tại sao cậu bé lại ngu ngốc như thế. Chỉ có vua là cười và nói rằng: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”.

Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.

Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Bà còn nhắc nhở em rằng, cho đến cùng lòng trung thực sẽ chiến thắng.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2
Kết nối

Mức 3
Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

2

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

0,5

0,5

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

1

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1,5

1,5

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

2,5

4,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0

20%

3,5

35%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài.

- Xác định được các chi tiết trong bài.

2

C1, 3

Kết nối

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.

1

C2, 4

CÂU 5 – CÂU 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được các danh từ trong câu.

1

C5

Kết nối

- Hiểu nghĩa và sử dụng được các động từ đã học.

0,5

C6.a

Vận dụng

- Đặt được câu đúng ngữ pháp, có sử dụng động từ.

0,5

C6.b

B. TẬP LÀM VĂN

Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

- Vận dụng được các kiến thức đã học về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu để nhận xét về câu chuyện đã kể

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo

    Xem thêm