Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 huyện Hải Lăng, Quảng Trị năm 2013 - 2014

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 huyện Hải Lăng, Quảng Trị năm 2013 - 2014 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7, giúp các bạn chuẩn bị và ôn tập môn Văn một cách tốt nhất. Đề thi có gợi ý làm bài đi kèm, giúp các bạn xem được thang điểm và có thể tự chấm điểm cho mình.

TEST ONLINE: Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Trường THCS Hương Trà năm 2010 - 2011

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 huyện Triệu Phong, Quảng Trị năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014 - 2015 trường THCS Thái Hòa, Hải Dương

PHÒNG GD&ĐT

HẢI LĂNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Câu 1 (2,0 điểm): Phân biệt sự khác nhau giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm? Cho ví dụ về từ đồng nghĩa, từ đồng âm?

Câu 2 (2,0 điểm): Tìm một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó?

Câu 3 (6,0 điểm): Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

...................... - Hết - ......................

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Câu 1 (2,0 điểm): Phân biệt sự khác nhau giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm? Cho ví dụ về từ đồng nghĩa, từ đồng âm ?

  • Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Điểm khác cơ bản là xét về nghĩa của từ: giống nhau hoặc gần giống nhau (từ đồng nghĩa) và khác xa nhau, không liên quan gì với nhau (từ đồng âm). 1,0đ

Ví dụ từ đồng nghĩa: gan dạ - dũng cảm... 0,5đ

Ví dụ từ đồng âm: bàn (cái bàn) - bàn (bàn bạc)... 0,5đ

Câu 2 (2,0 điểm): Tìm một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó?

Ví dụ về phép điệp ngữ: điệp ngữ "vì'' (1đ):

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác dụng (1đ): Điệp ngữ "vì'' thể hiện sự quyết tâm đánh giặc của người chiến sĩ, đồng thời khẳng định niềm tin của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng rất đỗi bình dị.

Câu 3 (6,0 điểm): Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

1/ Yêu cầu:

* Hình thức:

  • Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn biểu cảm (biểu cảm về tác phẩm văn học).
  • Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
  • Bố cục 3 phần

* Nội dung: Học sinh viết bài cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

a/ Mở bài (0,5 đ): Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya: là bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh.

b/ Thân bài (5,0 đ):

Cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên:

  • Là thế giới của tiên cảnh, vừa có trăng, có hoa lại vừa có non xanh nước biếc hữu tình, thơ mộng.
  • Âm thanh của tiếng suối mơ hồ, êm dịu, cảm giác lâng lâng...
  • Cảnh đẹp, thi vị bởi sự quấn quýt, hòa quyện (trăng lồng vào cây, cây lồng vào hoa).
  • Nghệ thuật so sánh, nhân hóa mang thiên nhiên đến gần với cuộc sống con người hơn.

Cảm nghĩ về Bác:

  • Giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, Bác xuất hiện với một tâm trạng thao thức, băn khoăn, chưa ngủ.
  • Người đọc vô cùng xúc động bởi lí do Bác chưa ngủ là vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước, của dân tộc.
  • Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ.

c/ Kết bài (0,5đ): Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ (không chỉ giúp yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên mà còn cảm phục, kính yêu con người Bác, một tâm hồn lớn, một nghệ sĩ lớn...).

2. Khung biểu điểm:

  • Điểm 5,5 -> 6: Bài viết hay, sáng tạo.
  • Điểm 4,5 -> 5: Bài viết mức độ khá.
  • Điểm 3 -> 4: Bài viết mức độ trung bình.
  • Điểm 1 -> 2,5: Bài viết mức độ yếu.
  • Điểm 0: Các trường hợp bài lạc đề, bỏ bài.

Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm điểm linh hoạt, đảm bảo chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm