Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 27
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 136: Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
Trả lời:
Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra nhà Nguyễn. Thiết lập bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (Gia Long).
- Ở địa phương: Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên, đứng đầu mỗi tỉnh lớn là Tổng đốc còn tình vừa và nhỏ là tuần phủ.
- Xây dựng quân đội hùng mạnh với nhiều binh chủng.
=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 137: Công cuộc khai hoang ở triều Nguyễn có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
Công cuộc khai hoang của nhà Nguyễn có tác dụng: Giải quyết tình trạng đất hoang hóa, tăng thêm diện tích đất canh tác, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 137: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?
Trả lời:
Diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng dân lưu vong vì:
Ở địa phương, địa chủ cường hào hoành hành, cướp mất ruộng đất của nông dân buộc họ phải lưu vong.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 137: Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn?
Trả lời:
Việc đắp đê của nhà Nguyễn gặp nhiều khó khăn vì:
- Việc sửa, đắp đê không được nhà Nguyễn chú trọng, vì thế lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Tài chính (thời Tự Đức) thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, tiền Nhà nước bỏ ra lại rơi vào túi tham quan việc đắp đê càng khó khăn hơn.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 137: “Người Việt Nam là những thợ đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình với kĩ thuật hết sức chính xác.”
Nhận xét trên đây của một người nước ngoài gợi cho em suy nghĩa gì về tài năng của thợ thủ công nước ta ở đầu thế kỉ XIX?
Trả lời:
Nhận xét trên cho ta thấy được:
Thợ thủ công ở nước ta thời đầu thế kỉ XIX có tay nghề cao, biết sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến phương tây vào sản xuất mà ở đây là đóng tàu.
Bài 1 trang 139 Lịch Sử 7: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
Công cuộc khai hoang thời nhà Nguyễn có tác dụng:
Giải quyết tình trạng đất hoang hóa, tăng thêm diện tích đất canh tác, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Bài 2 trang 139 Lịch Sử 7: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn?
Trả lời:
Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Nguyễn:
- Thủ công nghiệp rất phát triển. Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng với nhiều thợ giỏi, có tay nghề cao.
- Ngành khai mỏ được mở rộng với hàng trăm mỏ được khai thác.
- Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như: Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Ngũ Xã (hà Nội), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội)….
- Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.
Bài 3 trang 139 Lịch Sử 7: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với những nước phương Tây được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây:
- Nhà Nguyễn dần thu hẹp các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định.
- Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 139: Em có nhận xét gì về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn?
Trả lời:
Nhận xét về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn:
Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực
- Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng
- Tô thuế, phu dịch nặng nề.
- Nạn dịch bệnh và nạn đói hoành hành khắp nơi
=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 142: Hàng trăm cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội lúc bấy giờ như thế nào?
Trả lời:
Hằng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại truyền đình nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bất ổn định, rối ren. Triều đình nhà Nguyễn thối nát, bảo thủ, nạn tham nhũng diễn ra phổ biến, ở địa phương thì cường hào, địa chủ ra sức bóc lột quần chúng nhân dân
=> Làm cho đời sống nhân dân cực khổ phải nổi dậy đấu tranh.
=> Tình trạng mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay khắt.
Bài 1 trang 142 Lịch Sử 7: Ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế được thuận lợi?
Trả lời:
Những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thời kì nửa đầu thế kỉ XIX là:
- Đất nước đã được hoàn toàn thống nhất cả về mặt lãnh thổ và mặt nhà nước. => Có thể khai thác được tốt nhất các nguồn tài nguyên, nhân tài của đất nước.
- Lãnh thổ đất nước rộng lớn, nhiều đất đai màu mỡ ở phía Nam thuận lợi cho việc mở rộng diện tích canh tác sản xuất nông nghiệp.
- Thương nhân các nước đến buôn bán tấp nập, là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến từ các nước khác đặc biệt là phương Tây.
Bài 2 trang 142 Lịch Sử 7: Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội.
Trả lời:
Những chính sách của nhà Nguyễn:
- Chính trị:
+ Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra nhà Nguyễn (1802), xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền.
+ Tiến hành cải cách hành chính chia đất nước là 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
+ Xây dựng quân đội mạnh.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Khuyến khích khai hoang, đặt chế độ quân điền…
+ Thủ công nghiệp: lập nhiều xưởng lớn của nhà nước, phát triển ngành khai mỏ.
+ Thương nghiệp: Buôn bán với các nước trong khu vực, kiêng rè các nước phương Tây.
- Đối ngoại:
+ Thần phục nhà Thanh.
+ Đối với phương Tây thì chủ chương đóng cửa không chấp nhận mọi sự tiếp xúc.
- Xã hội:
Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.
Bài 3 trang 142 Lịch Sử 7: Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.
Trả lời:
Nguyên nhân làm cho nhân dân cực khổ là:
- Quan lại tham nhũng, thu tô thuế nặng nề.
- Ở địa phương thì địa chủ, cường hào hoàng hành chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột sức lao động của nhân dân.
- Nạn dịch bệnh, đói kém thường xuyên xảy ra
Bài 4 trang 142 Lịch Sử 7: Tóm tắt những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Trả lời:
Thời gian | Người lãnh đạo | Hoạt động | Kết quả |
1821 - 1827 | Phan Bá Vành | Vùng Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình..) sau lan rộng ra các trấn Hải Dương, An Quảng | Khởi nghĩa thất bại |
1854- 1855 | Cao Bá Quát | Ứng Hòa (Hà Tây) mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên | Thất bại |
1833 – 1835 Lê | Văn Khôi | Phiên An (Gia Định) mở rộng ra cả Nam Bộ | Thất bại |