Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Giải lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến. Đây là bài soạn sử 7 bài 7 tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo lời giải lịch sử 7 bài 7 dưới đây.

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

- Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài.

- Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

*Cơ sở kinh tế: Chủ yếu là kinh tế nông nghiệp

+ Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.

+ Châu Âu: Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến

*Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản:

+ Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô.

*Bóc lột bằng tô thuế: Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại, xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời.

3. Nhà nước phong kiến

- Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian

- Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu.

- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?

Trả lời:

Các quốc gia phương Đông và phương Tây đều theo chế độ quân chủ (do vua đứng đầu), nhưng khác nhau về mức độ và thời gian.

- Ở phương Đông, chế độ chuyên chế đã xuất hiện từ thời cổ đại, đến thời phong kiến, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện, quyền lực tập trung ngày càng cao trong tay vua (Hoàng đế, Đại vương, Thiên tử...).

- Ở phương Tây, thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hoà, đế chế, thực chất đều là quân chủ; thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.

2. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?

Trả lời:

- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).

- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.

Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.

3. Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?

Gợi ý:

Để trả lời câu hỏi này, các em dựa vào mục 2, SGK. Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản: Địa chủ và nông dân lĩnh canh (ở phương Đông); lãnh chúa phong kiến và nông nô (ở phương Tây).

- Quan hệ giữa các giai cấp: Giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.

4. Thế nào là chế độ quân chủ?

Trả lời:

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
81
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm