Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 34

Với nội dung bài Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6.

Bài: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Bài 34.1 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày này sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng?

A. 1 năm

B. 7 ngày

C. 29 ngày

D. 1 ngày

Lời giải:

Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Thời gian gần đúng của Tuần trăng là 29 ngày.

Chọn đáp án C

Bài 34.2 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được các nhận định đúng.

Cột A

Cột B

1. Mặt Trăng

A. 29 ngày

2. Mặt Trời

B. ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.

3. Trên Trái Đất

C. không phát sáng như Mặt Trời.

4. Tuần trăng gần bằng

D. có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều.

Lời giải:

1 – C

Mặt Trăng không phát sáng như Mặt Trời.

2 – D

Mặt Trời có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều.

3 – B

Trên Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.

4 – A

Tuần trăng gần bằng 29 ngày

Bài 34.3 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Hình 34.1 là hình vẽ minh họa Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất. Em hãy cho biết đâu là Mặt Trăng và Trái Đất.

Lời giải:

Bài 34.4 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Em hãy cho biết thứ tự các hình dạng nhìn thấy sau đây của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng: Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng tròn.

Lời giải:

Một nửa Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng do Mặt Trăng có dạng hình cầu và phần được chiếu sáng đó phản chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Nên ở những vị trí khác nhau (hay các ngày khác nhau) trên Trái Đất ta sẽ quan sát được các hình dạng Mặt Trăng khác nhau.

Thứ tự các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng:

Trăng tròn -> Trăng khuyết -> Trăng bán nguyệt -> Trăng lưỡi liềm.

Bài 34.5 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Giả sử vào ngày Trăng Tròn, ta thấy Mặt Trăng ở vị trí như trong hình 34.2. Theo em, đó là vào khoảng buổi tối hay gần sáng?

Em hãy đề xuất cách xác định gần đúng khoảng thời gian từ khi Mặt Trăng mọc đến lúc nó ở vị trí nhìn thấy như hình vẽ.

Lời giải:

Vào ngày Trăng Tròn em sẽ thấy Mặt Trăng mọc vào lúc 6 giờ chiều và lặn lúc 6 giờ sáng hôm sau => thời gian nhìn thấy Trăng là 12 giờ và nó di chuyển được một góc 1800.

Trong hình vẽ, ta thấy Mặt Trăng nhô khỏi mặt đất ở hướng đông vào buổi tối một góc khoảng 450. Thời gian để Mặt Trăng nhô được một góc khoảng 45o là:

(giờ)

Vậy thời điểm quan sát của người trong hình vẽ kể từ lúc Mặt Trăng mọc là

6 giờ + 3 giờ = 9 giờ tối

Bài 34.6 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Vào năm 1969, tàu vũ trụ Apollo 11 lần đầu tiên đã đưa được con người lên thám hiểm Mặt Trăng. Đó là chuyến du hành không gian rất nguy hiểm, tuy nhiên nhà du hành đã quay về Trái Đất an toàn. Em hãy tìm hiểu và cho biết tại sao nhà du hành lại bắt buộc mang theo bình oxygen trong quá trình thám hiểm Mặt Trăng.

Lời giải:

Do khối lượng nhỏ và lực hấp dẫn kém nên Mặt Trăng không thể duy trì được một bầu khí quyển, thậm chí cả khi bầu khí quyển đó rất loãng. Như vậy là trên Mặt Trăng không có không khí như ở Trái Đất nên các nhà du hành bắt buộc mang theo bình oxygen trong quá trình thám hiểm Mặt Trăng để thở.

Bài 34.7 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Bạn Minh đã làm thí nghiệm như sau để đo đường kính của Mặt Trăng: Bạn chuẩn bị một tấm bìa đường kính 2 cm, đặt tấm bìa trước mặt sao cho tấm bìa hình tròn vừa phủ kín Mặt Trăng (hình 34.3). Đo khoảng cách từ vị trí đặt mắt đến tấm bìa, bạn Minh thu được khoảng cách là 220 cm. Em hãy giúp bạn Minh xác định đường kính của Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384 400km. Coi tỉ số giữa đường kính tấm bìa và đường kính Mặt Trăng bằng tỉ số giữa khoảng cách đặt mắt đến tấm bìa và khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất.

Lời giải:

Gọi d là đường kính của tấm bìa, d = 2 cm

Gọi D (km) là đường kính của Mặt Trăng

Gọi a là khoảng cách từ mắt đến tấm bìa, a = 220 cm

Gọi b là khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất, b = 384 400 km

Theo đề bài ta có:

Vậy đường kính của Mặt Trăng khoảng 3 495 km.

>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 35

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 6 bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 6 Kết nối tri thức KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 10
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chàng phi công
    Chàng phi công

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 13:29 04/08
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 13:29 04/08
      • Thư Anh Lê
        Thư Anh Lê

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13:29 04/08

        KHTN 6 Cánh diều

        Xem thêm