Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Sinh học 7 bài Cấu tạo trong của chim bồ câu

GIÁO ÁN SINH HỌC 7

Giáo án Sinh học 7 bài Cấu tạo trong của chim bồ câu giúp các em hiểu được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng thần kinh thích nghi với đời sống bay, nêu được điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu với thằn lằn.

Giáo án Sinh học 7 bài Chim bồ câu

Giáo án Sinh học 7 bài Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

BÀI 43: CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Mô tả được hình thái và hoạt động của đại diện lớp Chim (chim bồ câu) thích nghi với sự bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, so sánh, thực hành, thí nghiệm,....

3. Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học, tính nghiêm túc, cẩn thận trong thí nghiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của Giáo viên: Tranh cấu tạo trong chim bồ câu, mô hình bộ não chim bồ câu

2. Chuẩn bị của Học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

Đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay lượn như thế nào?

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng (22 phút)

Hoạt động của GV và HSNội dung kiến thức trọng tâm

GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức bài thực hành
Nhắc lại các bộ phận của hệ tiêu hóa của chim bồ câu

GV cho HS thảo luận:

  • Hệ tiêu hóa của chim hoàn thiện hơn bò sát ở những điểm nào?
  • Vì sao chim có tốc độ tiêu hóa cao hơn bò sát?

HS đọc thông tin SGK tr141 nêu đặc điểm khác nhau so với bò sát

HS thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung

GV chốt lại kiến thức

GV cho HS thảo luận

  • Tim của chim có gì khác tim bò sát?
  • Ý nghĩa của sự khác nhau đó?

HS trình bày sự tuần hoàn máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn, rút ra kết luận.

GV treo sơ đồ tuần toàn câm → gọi HS lên xác định các ngăn tim.

GV yêu cầu HS đọc thông tin quan sát H43.2 SGK thảo luận:

So sánh hô hấp của chim bồ câu với bò sát?

  • Nêu vai trò của túi khí?
  • Bề mặt TĐK rộng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống bay lượn của chim?

HS đọc thông tin thảo luận nêu được các đặc điểm thích nghi với đời sống bay. So sánh các đặc điểm tiến hóa hơn thằn lằn

Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung

GV yêu cầu HS quan sát H 43.3

  • Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim
  • Những đặc điểm nào thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?

GV chốt lại kiến thức.

I. Các cơ quan dinh dưỡng

1. Tiêu hóa

  • Ống tiêu hóa phân hóa chuyên hóa với chức năng
  • Tốc độ tiêu hóa cao

2. Tuần hoàn

  • Tim 4 ngăn, gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn. Nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẩm. Có 2 vòng tuần hoàn
  • Máu nuôi cơ thể giàu ôxi (máu đỏ tươi)

3. Hô hấp

  • Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc
  • Một số ống khí thông với túi khí → bề mặt trao đổi khí rộng
  • Trao đổi khí:
    • Khi bay do túi khí
    • Khi đậu nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực

Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

4. Bài tiết và sinh dục

  • Bài tiết: Thận sau, không có bóng đái. Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân.
  • Sinh dục: Thụ tinh trong, chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm