Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 8: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép được biên soạn chi tiết cho từng phần giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép, dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép khi lời dẫn trực tiếp. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

DẤU NGOẶC KÉP

I. Mục tiêu:

- Hiểu được tác dụng của dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ trong SGK trang 84, tập truyện Trạng Quỳnh.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.

- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1 phần Nhận xét.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết tên người, tên địa lí nước ngoài. HS dưới lớp viết vào vở.

VD: Lu-i Pa-xtơ, Ga-ga-rin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,…

- Gọi HS trả lời câu hỏi: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài ta viết thế nào? cho ví dụ?

- Nhận xét câu trả lời, ví dụ của HS.

- Nhận xét cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài của HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Viết câu văn: Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”

- Hỏi: + Những dấu câu nào em đã học ở lớp 3.

+ Những dấu câu đó dùng để làm gì?

- Các em đã được học tác dụng, cách dùng dấu 2 chấm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng, cách dùng dấu ngoặc kép.

b. Tìm hiểu ví dụ:

Bài 1:

-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

-Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:

+Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?

- GV dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ và câu văn đó.

+ Những từ ngữ và câu văn đó là của ai?

+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói đó có thể là một từ hay một cụm từ như: “người lính vâng lệnh quốc gia”… hay trọn vẹn một câu “Tôi chỉ có một…” hoặc cũng có thể là một đoạn văn.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm?

- Gv: Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn, sống trên cây to. Nó thường kêu tắc…kè. Người ta hay dùng nó để làm thuốc.

- Hỏi: +Từ “lầu”chỉ cái gì?

+ Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không?

+ Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?

+ Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

- Tác giả gọi cái tổ của tắc kè bằng từ “lầu” để đề cao giá trị của cái tổ đó. Dấu ngoặc kép trung trường hợp này dùng để đánh dấu từ ‘lầu” là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

c. Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Yêu cầu HS tìm những ví dụ cụ thể về tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Nhận xét tuyên dương những HS hiểu bài ngay tại lớp.

d. Luyện tập:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp.

- Gọi HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung.

- Đề bài của cô giáo và câu văn của HS không phải là dạng đối thoại trực tiếp nên không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng được. Đây là điểm mà chúng ta thường hay nhầm lẫn trong khi viết.

Bài 3:

a. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Gọi HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Kết luận lời giải đúng.

+ Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

- Hỏi: tại sao từ “vôi vữa” được đặt trong dấu ngoặc kép?

b. Yêu cầu Hs làm

3. Củng cố dặn dò:

- Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 3 vào vở và chuẩn bị bài sau.

- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- 2 HS trả lời và lấy ví dụ.

- Đọc câu văn.

- Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi.

+ Dấu hai chấm và dấu chấm hỏi.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung.

- 2 HS ngồi cùng bàn đọc đoạn văn trao đổi và nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

+ Từ ngữ: “Người lính tuân lệnh quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Câu: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta, hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

+ Những từ ngữ và câu đó là lời của Bác Hồ.

+ Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính tuân lệnh quốc dân ra mặt trận”.

+ Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như lời nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn được học hành.”

- Lắng nghe.

-2 HS đọc thành tiếng.

-Lắng nghe.

+ “lầu làm thuốc” chỉ ngôi nhà tầng cao, to, đẹp đẽ.

+ Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắt kè bé, nhưng không phải “lầu” theo nghĩa trên.

+ Từ “lầu” nói các tổ của tắt kè rất đẹp và quý.

+ Đánh dấu từ “lầu” dùng không đúng nghĩa với tổ của con tắt kè.

- Lắng nghe.

- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo để thuộc ngay tại lớp.

- HS tiếp nối nhau đọc ví dụ.

+ Cô giáo bảo: “Lớp mình hãy cố gắng lên nhé!”

+ Bạn Minh là một “cây” văn nghệ của lớp em.

- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.

- 2 HS cùng bàn trao đổi thao luận.

- 1 HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa bài (dùng bút chì gạch chân dưới lời nói trực tiếp)

* “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

* “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi xoa.”

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.

- Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp trao đổi, đánh dấu bằng chì vào SGK.

- Nhận xét bài của bạn trên bảng, chữa bài.

- Vì từ “Vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt.

- Lời giải: “trường thọ”, “đoản thọ”.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 4

    Xem thêm