Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng
Trong những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội đạt được những dấu ấn quan trọng, góp phần vào công cuộc hội nhập chung của đất nước. Có được những thành tựu đó là nhờ Hà Nội đã phát huy được những lợi thế so sánh riêng có, cụ thể là:
Thứ nhất, môi trường chính trị ổn định. Đây được coi là điều kiện cơ bản, thuận lợi cho quốc phòng, an ninh, đối ngoại được bảo đảm, tăng cường. Công tác đối ngoại và hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố, vùng địa phương trên thế giới. Giai đoạn 2011 - 2022, Hà Nội đã ký kết 83 thỏa thuận quốc tế. Hằng năm, lãnh đạo thành phố đã tiếp xúc, làm việc với trên 200 đoàn khách, đối tác quốc tế; duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp.
Thứ hai, Hà Nội là một trong những “đầu tàu” kinh tế lớn, đóng góp gần 20% GDP của cả nước; đóng góp 43% GRDP, 43,8% thu ngân sách của vùng đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng của Hà Nội nhờ môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Đây chính là động lực quan trọng cho sự phát triển và hội nhập quốc tế của Hà Nội. Việc tận dụng hiệu quả các lợi thế sẵn có cùng những định hướng sâu sát của chính quyền Thủ đô, Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Thứ ba, nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước. Với vị trí địa lý - chính trị quan trọng, Hà Nội là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Chính vì vậy, Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, Hà Nội có bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến với nền văn minh Đại Việt rực rỡ. Với vị thế địa chính trị, địa kinh tế, địa tự nhiên, địa lịch sử và văn hóa, Hà Nội hội tụ những giá trị, lợi thế so sánh đặc thù, tạo nên bản sắc độc đáo của Thủ đô trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa trong suốt hơn nghìn năm lịch sử. Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hiện nay ngày càng thể hiện rõ vai trò, vị thế của một trung tâm đầu não của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục và giao dịch quốc tế. Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cả nước; nơi tập trung các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, trụ sở của các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và nước ngoài. Vị thế Hà Nội ngày càng được nâng cao không chỉ với việc trở thành “thành phố vì hòa bình”, mà còn là 1 trong 10 thành phố du lịch tốt nhất châu Á. Trong 9 tháng năm 2023, khách du lịch đạt gần 3,5 triệu lượt người, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước. Sở hữu những giá trị văn hóa đặc sắc với hàng trăm làng nghề, giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo, trong giai đoạn tới, Hà Nội sẽ coi hội nhập quốc tế là động lực của sự phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh, đặc biệt sau kỷ niệm 20 năm “Thành phố vì hòa bình”, năm 2019, Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là thành viên của “Mạng lưới thành phố sáng tạo” với lĩnh vực đăng ký tham gia là “Thiết kế sáng tạo”. Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Thủ đô đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và hướng tới trở thành một thành phố sáng tạo tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.
Thứ năm, nguồn tài nguyên con người là một trong những lợi thế của Thủ đô Hà Nội. Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch không còn sống khép kín như trước mà đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ vào dòng chảy hội nhập chung của khu vực và thế giới, trở nên năng động, sáng tạo hơn, dễ thích nghi với những biến chuyển của thời đại. Xuất hiện ngày càng nhiều những người trẻ Hà Nội thành đạt, tranh thủ các điều kiện mới thuận lợi, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ của nhân loại, khẳng định năng lực của mình trên nhiều lĩnh vực, hướng tới khát vọng xây dựng thủ đô giàu mạnh. Đó chính là nguồn tài nguyên quý giá, là chủ thể năng động của sự phát triển và hội nhập quốc tế của Hà Nội.
Với những lợi thế và tiềm năng trên, Hà Nội đang hội nhập sâu rộng vào dòng chảy toàn cầu, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ… với những sắc thái, đặc điểm riêng. Quá trình hội nhập quốc tế của Hà Nội mang lại diện mạo mới, hiện đại hơn, năng động, nhạy bén, linh hoạt hơn. Nhiều khía cạnh của đời sống xã hội được “hội nhập hóa”, tiệm cận với những chuẩn giá trị chung của khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang chứng kiến những biến động to lớn, sâu sắc, tác động trực tiếp tới môi trường an ninh và phát triển của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Bối cảnh mới của thế giới đặt ra các yêu cầu mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Thời gian qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Hà Nội đã và đang được triển khai tích cực trên các lĩnh vực. Quá trình hội nhập quốc tế đã và đang mang lại nhiều cơ hội để Hà Nội tiếp thu có chọn lọc các thành tựu, giá trị của nhân loại; đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn, bảo vệ các giá trị truyền thống lâu đời từng làm nên bản sắc, phong vị Hà Nội, để làm sao Hà Nội vẫn giữ nét vừa hiện đại, vừa văn hiến, văn minh; vừa phát triển toàn diện mang tầm khu vực, vừa tạo nên sức hút riêng bởi những lợi thế, tiềm năng, giá trị đặc sắc của mình.
Em sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang, một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Quê hương em có nhiều đặc sản nổi tiếng như vải thiều, mì Chũ, gà đồi, v.v. Nhưng em cũng biết rằng quê hương em còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc phát triển kinh tế và xã hội. Em hiểu rằng tăng trưởng và phát triển kinh tế là yếu tố then chốt để cải thiện đời sống của người dân và nâng cao vị thế của quê hương em trong khu vực và quốc gia.
Theo em hiểu, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô và tốc độ sản lượng của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng như: tạo ra điều kiện vật chất để nâng cao mức sống người dân, tạo thêm việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp và nghèo đói; tạo ra nguồn thu ngân sách cho nhà nước, … Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không phải là mục tiêu cuối cùng, mà là phương tiện để đạt được mục tiêu cao hơn là phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là sự thay đổi về chất của nền kinh tế, biểu hiện ở sự cải thiện về cơ cấu, hiệu quả, bền vững và công bằng. Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng như: thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường; thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, …
Với quê hương em, tăng trưởng và phát triển kinh tế là cơ hội để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương, như tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào, văn hoá đặc sắc, v.v. Em nhận thấy rằng quê hương em đã có nhiều bước tiến trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế trong những năm gần đây, như: tăng trưởng kinh tế ổn định, cao hơn mức trung bình của cả nước, đạt 7,2% năm 2020 và 8,3% năm 2021; phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, đa dạng hoá các đối tác kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là sang các nước ASEAN, EU, Mỹ, v.v; đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, v.v, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Em tự hào về những thành tựu của quê hương em và mong muốn góp phần vào sự phát triển của nó. Em hi vọng rằng quê hương em sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời phải đảm bảo sự bền vững và công bằng, gắn liền với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Đó là cách để quê hương em trở thành một địa phương giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc.
Mình thấy ở đây có đáp án nè https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-1-323897
Bài này có đáp án nhé bạn https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-1-323897
Số thùng đựng rác khác hơn số thùng đựng rác tái chế số thùng là:
10 – 5 = 5 (thùng)
Đáp số: 5 thùng.
Đặc điểm | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Phân bố | Ở lục địa và một phần dưới mực nước biển. | Ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển. |
Độ dày trung bình | Bề dày trung bình: 35 – 40 km (miền núi cao đến 70 – 80 km). | Bề dày trung bình là 5 – 10 km. |
Cấu tạo | cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan. | Cấu tạo gồm hai lớp đá: trầm tích và badan. |
Xem đáp án tại đây: Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 11: Năng lượng điện - Công suất điện
Trong 18 000 h, lượng điện mà đèn LED tiêu thụ được là:
WLED = PLED . t= 12 . 18 000 = 216 000 Wh = 216 kWh
Chi phí cho việc sử dụng đèn LED trong 18 000 h là:
TLED = 92 000 + WLED .2 000 = 92 000 + 216 . 2 000 = 524 000 đồng
Trong 18000 h, lượng điện mà đèn compact tiêu thụ được là:
Wcompact = Pcompact . t = 18 . 18 000 = 324 000 Wh = 324 kWh
Do thời gian thắp sáng tối đa của đèn compact là 6 000 h nên để thắp sáng trong 18 000 h, ta cần mua số bóng đèn loại này là: n = 18 000 : 6 000 = 3 (bóng)
Chi phí cho việc sử dụng đèn compact trong 18 000 h là:
Tcompact = 75 000 . 3 + Wcompact . 2 000 = 225 000 + 324 . 2 000 = 873 000 đồng
Luyện tập 2 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Cho đoạn mạch điện AB như hình bên dưới. Biết R1 = 40 Ω, R2 = 60 Ω và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện là UAB = 24 V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB.
b) Tính công suất điện của đoạn mạch điện AB.
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB là:
Rtđ = R1 + R2 = 40+ 60 = 100 Ω
b) Công suất điện của đoạn mạch điện AB là:
Luyện tập 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Cho đoạn mạch điện như hình bên dưới. Biết R1 = 40 Ω. Số chỉ của vôn kế và ampe kế lần lượt là 12 V và 0,4 A.
a) Tính điện trở R2.
b) Tính năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong thời gian 15 phút.
a. Vì mạch R1 nối tiếp R2 nên IA = I1 = I2 = 0,4 A
Điện trở R2 là \(R_2=\frac{U_2}{I_{_2}}=\frac{12}{0,4}=30Ω\)
b. Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ trong thời gian 15 phút = 900 s là
W = U.I.t = I2.Rtđ.t = I2.(R1 + R2).t = 0,42.(40 + 30).900 = 10 080 J = 2,8.10-3 kW.h