Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
- Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc
+ Tư tưởng “trăm năm cần có tớ” : khẳng định giá trị cá nhân và khát khao đóng góp cho đất nước.
+ Câu hỏi tu từ “há không ai”: thể hiện khát vọng ra đì tìm đường cứu nước; nhắn nhủ, gửi gắm tới các thế hệ sau
→ Ý thức về cái tôi: trách nhiệm, sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó
- Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ:
+ “Non sông đã mất sống thêm nhục”
- Nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: Triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước.
→ Thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đớn đau của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng
+ “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
- Nhận thức về sự lỗi thời và lạc hậu của nền Nho học: Trong giờ phút này, việc học Tam tự kinh, Luận ngữ hay các triết lý Nho học không thể đấu lại với súng đạn của kẻ thù, không thể vực dậy đất nước bằng lối tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt ấy nữa.
→ Thái độ dứt khoát từ bỏ cái cũ, lạc hậu lỗi thời để tiến đến với một tư tưởng mới, đặt những bước đi đầu tiên trên con đường cứu nước theo khuynh hướng tư bản.
→ Thể hiện quan niệm sống mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.
- Chí nam nhi là một quan niệm nhân sinh phổ biến thời phong kiến: nam nhi phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải lạ ở trên đời.
- Trong quan niệm của tác giả đã có điểm nhìn mới mẻ, sáng tạo hơn: “Há để càn khôn tự chuyển dời”.
+ Thời xưa người ta thưởng phó mặc cuộc đời cho hai chữ số phận, mệnh người do trời định đoạt.
+ Nhưng trong bài thơ, chí làm trai là phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế (đặt trong hoàn cảnh hiện tại câu thơ ngụ ý nói tới việc tìm đường cứu nước).
+ Hình thức câu hỏi tu từ khiến câu thơ xoáy sâu và tâm trí người đọc đặc biệt là các đấng nam nhi.
Ở bài này có đáp án nè bạn ơi https://vndoc.com/soan-bai-lop-12-viet-bac-114099
- Xuất thân: Người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là người nông dân nghèo bị áp bức, bị bóc lột và chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay giặc trước sự bất lực của triều đình.
- Vẻ đẹp của người nông dân :
+ Ở văn học trung đại, người nông dân hiện lên với vẻ đẹp của sự chăm chỉ, cần mẫn, kiên trì, chịu thương chịu khó, hiền lành, chất phác.
+ Người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" tuy cũng có vẻ ngoài chân chất, mộc mạc, tuy nhiên ở họ sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ, anh dũng, gan trường, bất chấp hiểm nguy vì Tổ quốc.
- Tư tưởng :
+ Người nông dân trong văn học trung đại cũng như bao quần thần, họ mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc .
+ Người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã có sự thay đổi lớn về mặt tư tưởng khi vua chỉ là bù nhìn, đi ngược lại với quyền lợi của người dân. Tình yêu nước đối lập với lòng trung vua.
- Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả bằng bút pháp tả thực:
a. Trước khi giặc đến:
+ Xuất thân: là những người nông dân nghèo khó “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”
+ Cuộc sống: gắn bó với công việc ruộng đồng: việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy vốn quen làm...
+ Sử dụng từ láy "cui cút" tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân
→ Bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân
+ Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,…
→ Xa lạ, không hiểu biết với công việc nhà binh, chiến tranh.
b. Khi kẻ thù xâm phạm đất nước:
+ Tâm trạng lo âu, hồi hộp luôn trong trạng thái bất ổn của người nông dân
+ Lòng căm thù giặc tột cùng gian: hơn 10 tháng, đã 3 năm đến mức phản ứng tự nhiên mà quyết liệt: muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ,...
+ Nhận thức: “một mối xa thư đồ sộ”, “ hai vầng nhật nguyệt chói lòa”
→ Nhận thức về trách nhiệm của mình trước hoàn cảnh đất nước.
+ Hành động: “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình”; “chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”
→ Tâm thế mới: tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm.
c. Trong “ trận nghĩa đánh Tây”:
+ Những người nghĩa sĩ nông dân vốn chẳng được huấn luyện, vũ khí chiến đấu chính là những nông cụ thô sơ
+Tinh thần dũng cảm, kiên cường, quật cường, xả thân
→ Tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm của nghĩa sĩ
- Thái độ A-ya khi đối mặt với căn bệnh nan y khiến em vô cùng xúc động, cảm phục, ngưỡng mộ với cô gái đầy nghị lực ấy. Kito Aya chưa từng muốn buông xuôi, cô luôn hy vọng về một cuộc sống như trước đây, được khỏe mạnh và tự do làm mọi điều mình thích. Dù căn bệnh quái ác ấy đã lấy đi khả năng vận động của cô nhưng không thể lấy đi vẻ đẹp đầy lạc quan, tích cực luôn hướng tới cuộc sống của cô thiếu nữ A-ya này.
- Qua câu chuyện của A-ya đã truyền tải thông điệp ý nghĩa với cuộc sống của bản thân mỗi người độc giả: hãy trân trọng cuộc sống hiện tại mình đang có và luôn nỗ lực hướng tới cuộc sống vì chúng ta vẫn còn rất may mắn hơn so với rất nhiều người khác.
Mình thấy ở bài này có đáp án nè https://vndoc.com/soan-bai-quyet-dinh-kho-khan-nhat-canh-dieu-321650
Bạn tham khảo đáp án ở đây nè https://vndoc.com/soan-bai-quyet-dinh-kho-khan-nhat-canh-dieu-321650